-
Hà Nội thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất; TP.HCM thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai -
Hà Nội cập nhật bảng giá đất, có nơi lên tới 695 triệu đồng/m2 -
TP.HCM cần phát triển đa dạng nhà ở, định vị tầm vóc mới -
Giá nhà tại TP.HCM sẽ tiếp đà tăng trong 10 năm tới -
Nguồn thu đất đai tại Hà Nội vượt mặt TP.HCM, dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng Nam tiến? -
Bình Định ngăn tình trạng đầu cơ mua nhà ở xã hội -
Quảng Ngãi hỏa tốc yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội
TIN LIÊN QUAN | |
Gói 30.000 tỷ: Giảm lãi suất, nâng thời hạn vay | |
Mua nhà diện tích to, giá rẻ vẫn được vay gói 30.000 tỷ đồng | |
“Tam chiêu” làm giá địa ốc | |
Liên kết 4 nhà: Cả nhà cùng lợi? |
Gói liên kết 4 nhà (ngân hàng, chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung ứng vật liệu sản xuất) trị giá 50.000 tỷ đồng dành cho bất động sản và xây dựng mà Ngân hàng Xây dựng Việt Nam và Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh (Công ty Thiên Thanh) được công bố rầm rộ từ tháng 3. Thế nhưng đến nay đã 5 tháng trôi qua, nhưng theo thông tin mà Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho biết thì đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào vay được từ gói này.
Vậy câu hỏi đặt ra, vì sao 5 từ ngày triển khai vẫn chưa có doanh nghiệp nào vay được từ gói 50.000 tỷ?
Trò chuyện với PV, lãnh đạo một công ty xây dựng (xin không nêu tên) cho biết, ông đã từng từ chối vay gói 50.000 tỷ đồng bởi quá thất vọng với cách cho vay của gói liên kết này.
Đơn vị ông được đại diện gói 50.000 tỷ “ngỏ lời” hỏi thăm có nhu cầu vay hay không? Vì thế, vị lãnh đạo này mới quyết định tìm hiểu kỹ, nếu được thì ông sẽ vay 50 tỷ đồng. Thế nhưng, khi bàn thảo kỹ lưỡng, sâu xa, vị này mới “tá hỏa” khi phát hiện ra vấn đề thực tế không phải cho Công ty của ông vay mà là cho Công ty Thiên Thanh vay với thời hạn 1 năm. Sau đó, Công ty Thiên Thanh sẽ bán vật tư cho công trình của ông với trị giá số tiền mà ông muốn vay.
“Gói liên kết mà họ nói là 4 nhà nhưng trên hồ sơ không cho Công ty của tôi vay mà lại cho Công ty Thiên Thanh vay. Lý do cho Thiên Thanh vay là để bán vật tư cho Công ty tôi, họ đưa lý do Công ty tôi có lợi là mua được 50 tỷ đồng vật tư mà không phải trả tiền mặt, có ngân hàng trả hộ.
Doanh nghiệp bất động sản thất vọng, có doanh nghiệp đã từ chối vay gói 50.000 tỷ
Khi Công ty Thiên Thanh bán vật tư cho tôi sẽ lời ra được khoảng 10%, khoảng 5 tỷ. Như vậy, tiền của tôi nhưng họ bán vật tư cho tôi vừa lời tiền, nhưng tiền lãi hàng tháng của cả năm đó tôi vẫn trả cho Thiên Thanh. Nếu Công ty Thiên Thanh có sự cố thì tôi lại là người bị thu tài sản vì tài sản thế chấp lúc làm hồ sơ thủ tục là của tôi. Tóm lại, tiền thì ngân hàng cho Công ty Thiên Thanh vay, tài sản thế chấp lại là của tôi, mục đích chỉ là giải ngân bán vật tư cho tôi. Tôi là người phải trả lãi tài sản của tôi và họ bán vật tư cho tôi họ có lời”, vị lãnh đạo này phân tích cái vòng luẩn quẩn về cách cho vay gói 50.000 tỷ.
Ông cũng nhận định, bất động sản không cho vay ngắn hạn 1 năm mà vay dài hạn 3-5 năm, nhưng họ cho vay ngắn hạn mục đích chỉ để mua bán vật tư, cách cho vay như thế chỉ những chủ dự án đang kẹt không có tiền mua vật tư mới thích hợp.
Tỏ rõ sự thất vọng về gói cho vay này, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành chia sẻ: Đất Lành của chúng tôi là một trong 2 doanh nghiệp của TP Hồ Chí Minh được mời ra Hà Nội để ký hợp đồng ghi nhớ. Sau khi ký hợp đồng ghi nhớ ở Hà Nội, về TP Hồ Chí Minh họ còn ký thêm hợp đồng ghi nhận nhưng cuối cùng cũng không đi đến đâu.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành |
“Lúc đầu tôi rất hy vọng vào gói 50.000 tỷ này nhưng sau 2 tháng tôi thấy thất vọng vì cách tổ chức kém, không có thực lực khiến Công ty chúng tôi phải bán dự án cho đơn vị khác, nếu chờ mãi gói đó thì chắc chúng tôi “chết” rồi”, ông Đực nói thẳng.
Vị lãnh đạo này nhận xét: Ngân hàng Xây dựng là ngân hàng yếu nhất trong nhóm ngân hàng tham gia gói 50.000 tỷ, là người yếu nhất thì không thể làm “nhạc trưởng” được.
Còn Công ty Thiên Thanh không phải là đơn vị vật liệu xây dựng lớn mà chỉ là cái “chợ” nhận vật tư của những người khác để phân phối lại thì chắc gì đã rẻ hơn các doanh nghiệp mua bên ngoài. “Nhập đề” đã có khiếm khuyết rồi thì khó thành công.
“Đến nay, 2 lãnh đạo của hai đơn vị Ngân hàng Xây dựng và Công ty Thiên Thanh đều dính vào vòng lao lý nghĩa là cả “cha” và “mẹ” nó đều dính dáng đến vấn đề pháp luật thì coi như gói 50.000 tỷ này quá khó”, ông Đực khẳng định.
Vị lãnh đạo DN bất động sản tiếp lời: Không chỉ có đơn vị chúng tôi thất vọng mà có lẽ nhiều đơn vị khác cũng rất mất niềm tin vào những gói tín dụng cho vay thế này, giá nhà thì cao nên người dân lơ là… doanh nghiệp phải tự tìm cách “thoát” thân bằng cách mua bán dự án là “cực chẳng đã”.
Gói 50.000 tỷ đồng: Vay không cần tài sản đảm bảo () Khoản tín dụng 50.000 tỷ đồng từ các đối tác tham gia “chuỗi liên kết 4 nhà” là sự đảm bảo để các bên tham gia tái khởi động các dự án xây dựng dở dang, đắp chiếu. |
Nguyễn Lê (Infonet)
-
Với ngân sách dưới 2 tỷ đồng, chỉ còn cách mua chung cư mini -
Nhu cầu bất động sản khu công nghiệp dự kiến tăng mạnh nhờ hút khách mới -
Chuyên gia dự báo 2025 sẽ là năm của đất nền và biệt thự -
M&A bất động sản ghi nhận nhiều thương vụ đáng chú ý -
Nhà cao cấp vẫn “chiếm sóng” thị trường TP.HCM -
Người đấu giá nhận định gì về 32 lô đất còn lại tại khu Lòng Khúc, huyện Hoài Đức? -
Với 3 tỷ đồng, người Hà Nội đi đâu để mua chung cư mới?
- Chery thành lập trung tâm phân phối phụ tùng ô tô lớn nhất Trung Đông
- GAC ra mắt GOVY AirJet: Tiên phong trong phương tiện di chuyển tầm thấp tương lai
- Education Cannot Wait công bố tài trợ thêm 20 triệu USD cho Chad, nâng tổng số tiền tài trợ lên 61 triệu USD
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- TCL tỏa sáng tại CES 2025 với những sản phẩm và đổi mới đỉnh cao