
-
Đà Nẵng “sốt ruột” với đấu giá quyền sử dụng đất
-
Hóa giải ba điểm nghẽn lớn cho nhà ở xã hội tại TP.HCM
-
Lo tăng chi phí khi phải giao dịch bất động sản qua sàn
-
Quảng Ngãi góp ý gì đối với Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi? -
Long An tìm nhà đầu tư khu đô thị có vốn hơn 7.118 tỷ đồng -
Bất động sản nghỉ dưỡng có dấu hiệu hồi phục -
Bất động sản công nghiệp ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
![]() |
Mô hình khu công nghiệp đô thị được cho là lời giải cho bài toán thiếu hụt lượng lớn nhà ở công nhân. |
Chia việc với đối tác nước ngoài
Hưng Yên trở thành điểm nóng về phát triển bất động sản công nghiệp trong nửa cuối năm 2021 với liên tiếp các quyết định đầu tư dự án lớn của các nhà đầu tư.
Cuối tháng 11/2021, Hưng Yên đã thành lập Khu công nghiệp hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc nhằm đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sạch thuộc tổ hợp Khu công nghiệp (KCN) và Đô thị dịch vụ Lý Thường Kiệt. Dự án có quy mô hơn 140 ha và tổng vốn đầu tư hơn 1.780 tỷ đồng do Tập đoàn LH hợp tác triển khai cùng Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị TDH Ecoland và một số nhà đầu tư Hàn Quốc.
Trước đó, Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh và đối tác nước ngoài Frasers Property đã thống nhất chiến lược phát triển toàn diện Dự án Đô thị và Công nghiệp Nam Kim. Theo đó, Frasers Property đảm nhận xây dựng KCN và kho vận có diện tích gần 80 ha. Phần đất còn lại gần 26 ha, Kim Oanh sẽ triển khai khu dân cư để tạo thành một khu đô thị - công nghiệp hoàn chỉnh.
Còn tại Bắc Ninh, liên doanh phát triển bất động sản công nghiệp VSIP đã ứng dụng mô hình khu phức hợp công nghiệp đô thị để quy hoạch diện tích 700 ha thành 200 ha khu đô thị và 500 ha khu công nghiệp. Theo ông Huỳnh Quang Hải, Phó chủ tịch điều hành Công ty Phát triển khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP), ngoài mặt bằng sản xuất, các doanh nghiệp đầu tư nhà máy còn cần nơi ở cho chuyên gia, trường học cho con em của chuyên gia, nhà hàng, dịch vụ, phòng hội thảo hội nghị, kể cả ngân hàng phục vụ khu công nghiệp.
Ở phía Nam, Becamex với sự đồng hành của các đối tác ngoại như Sempcorp, Tokyu Group, Warburg Pincus, đã gặt hái thành công nhất định trong phát triển Khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị Bình Dương, gồm: KCN, khu dịch vụ cao cấp, khu tái định cư và khu đô thị mới, với tổng diện tích quy hoạch 4.196 ha nằm trên địa bàn của thị xã Bến Cát, Tân Uyên và TP. Thủ Dầu Một. Không những vậy, mô hình này đã được Becamex nhân rộng sang Bình Phước, biến dự án này trở thành lực kéo chính thu hút vốn FDI vào Bình Phước trong thời gian gần đây.
Nhu cầu tiếp tục tăng cao
Mô hình khu công nghiệp đô thị được cho là lời giải cho bài toán thiếu hụt lượng lớn nhà ở công nhân, đồng thời cải thiện điều kiện sinh sống chật hẹp, thiếu tiện nghi cho người lao động. Hơn nữa, trong thời dịch, giải quyết nhà ở cho công nhân ngay trong khu công nghiệp là điều cần thiết để duy trì sản xuất.
Phát triển các khu công nghiệp đô thị được cho là xu hướng tất yếu trong bối cảnh các quy hoạch tổng thể truyền thống đã đặt ra nhiều vấn đề đối với làn sóng đầu tư mới vào ngành công nghiệp ở Việt Nam vì phần lớn diện tích cho thuê là dành cho sản xuất.
Theo Savills Việt Nam, tái cấu trúc các KCN hiện nay là một trong 6 xu hướng phát triển bất động sản công nghiệp trong những năm tới. Do đó, các dự án công nghiệp mới phải đánh giá cẩn thận các phương án quy hoạch tổng thể và phát triển tương quan với nhu cầu thực tế của thị trường. Nhu cầu phát triển KCN đô thị sẽ được đẩy lên cao khi thực tế đang đòi hỏi phải tích hợp thêm các “hạ tầng cứng” mới như hạ tầng logistics, kho lạnh, trung tâm dữ liệu và trung tâm nghiên cứu và phát triển, cùng với hạ tầng xã hội như các khu nhà ở công nhân, các khu đô thị, dịch vụ tiện ích cho người lao động.
Tuy nhiên, mô hình tích hợp công nghiệp và đô thị đang gặp một số thách thức đáng kể. Đó là mâu thuẫn giao thông đô thị và công nghiệp, rủi ro về môi trường và khó thu hút dân cư trong giai đoạn đầu phát triển.
Theo Công ty Tư vấn quy hoạch enCity, khu phức hợp công nghiệp đô thị cần kết hợp và phân cấp hạ tầng giao thông, nhằm tránh xung đột giữa giao thông công nghiệp và giao thông đô thị. Đơn cử, có thể đặt khu logistics ở trên đường cao tốc, không những tiết kiệm đất đai, mang lại hiệu quả cho việc di chuyển hàng hóa, mà còn tránh việc các phương tiện lớn di chuyển qua khu dân cư; hoặc là thiết kế tách biệt hoàn toàn giao thông công nghiệp và đô thị bằng cách thiết kế đường đa tuyến phục vụ cho những nhu cầu khác nhau.
-
Quảng Ngãi góp ý gì đối với Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi? -
Công điện về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững -
Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản TP.HCM -
Long An tìm nhà đầu tư khu đô thị có vốn hơn 7.118 tỷ đồng -
Đất nền không phục vụ nhu cầu ở thực tiếp tục giảm giá -
Quy định mới về sổ đỏ cần biết -
Thời điểm tìm mua bất động sản giá tốt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/6
-
2 Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Sẽ quy định gói định mức tối đa chi thưởng bảo hiểm
-
3 Những bất thường “chưa từng thấy” của doanh nghiệp lên nghị trường
-
4 Đầu tư xây dựng cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45: Bất cập trong quản lý, khai thác khoáng sản
-
5 TP.HCM chuẩn bị xây thêm “tổ” để đón “đại bàng”
-
Quảng Ngãi: Xây dựng công trình không phép, một công ty bị phạt 165 triệu
-
Cựu Trưởng phòng Kinh doanh bảo hiểm Dai-ichi chiếm đoạt 300 triệu đồng
-
Trái chủ và cơn uất nghẹn lịch sử - Bài 3: Bất thường thương vụ “bắt tay” giữa TVSI và SCB
-
Hơn 480.808 m3 chất nạo vét đầu tiên nhận chìm xuống biển Chân Mây
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả
-
Generali khẳng định vị thế tài chính vững mạnh
-
New Viet Dairy - Khẳng định vị thế trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối thực phẩm, nguyên liệu
-
Manulife Việt Nam tiếp tục tri ân khách hàng
-
Top 10 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2023 ngành bảo hiểm
-
Vietnamobile mời thầu nâng cấp hệ thống tủ đĩa IBM Storage