-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới -
Bộ Xây dựng thúc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công
Việc xử lý hàng giả, hàng nhái rất khó khi không có đơn vị khiếu kiện |
Trắng - đen lẫn lộn...
Theo thống kê của Nội thất 24h, giá trị sản xuất đồ nội thất tại Việt Nam dự kiến sẽ vượt 1 tỷ USD vào năm 2020, với sự tham gia của hơn 7.000 doanh nghiệp sản xuất và cung ứng. Với số lượng lớn như thế, các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng đồ nội thất đã đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam.
Chỉ cần gõ cụm từ “mua nội thất” trên mạng, chỉ trong vòng 0,61 giây, đã có gần 7,5 triệu kết quả tìm kiếm với đầy đủ các loại sản phẩm, mẫu mã, từ thương hiệu nổi tiếng, đến những hãng bình dân nhất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, cũng do số lượng doanh nghiệp sản xuất, cung ứng quá lớn, với sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại và xuất xứ sản phẩm nội thất, nên việc quản lý thị trường này rất khó khăn với các cơ quan quản lý. Điều này dẫn đền tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng trôi nổi kém chất lượng vẫn có đất sống trên thị trường, ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng và xã hội nói chung.
Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, anh Trường, một chủ cửa hàng kinh doanh đồ nội thất lâu năm tại quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ, hiện nay, trên thị trường, không ít các cửa hàng nội thất nhỏ lẻ tại Hà Nội, hay TP.HCM giới thiệu là nhà phân phối của nhiều hãng lớn, nhưng khi khách hàng đưa ra các yêu cầu về chứng nhận sản phẩm, thì không cung cấp được, hoặc yêu cầu xuất hóa đơn VAT, không ít các đơn vị này cũng không thể cung cấp.
Ở một góc độ khác, ông Phạm Ngọc Cường, Giám đốc Kinh doanh Công ty cổ phần Xây dựng nội thất Nhà Xinh nhận định, thực ra, để phân biệt được hàng nội thất thật giả hiện nay, người trong nghề còn khó, chứ đừng nói đến người tiêu dùng. Bởi nội thất có nhiều loại sản phẩm, công năng khác nhau, cách nhận biết khác nhau và không ai am hiểu hết tất cả các sản phẩm.
Đồng quan điểm, ông Đoàn Quang Hưng, Trưởng phòng Makerting Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế và Xây dựng V-Home cho biết: “Nếu tôi đi mua nội thất về trang trí, ngoài lĩnh vực đồ gỗ - chuyên môn của tôi, thì các sản phẩm khác cũng khó lựa chọn vì không có kinh nghiệm, hiểu biết và thiếu thông tin về sản phẩm. Việc này với người tiêu dùng bình thường còn khó hơn”.
...Nên khó quản lý
Lý do khiến hàng nội thất giả, hàng nhái và hàng trôi nổi kém chất lượng vẫn ngang nhiên bày bán, ông Hưng cho rằng, một phần do các đơn vị kinh doanh thiếu đạo đức, tận dụng kẽ hở của thị trường để trục lợi, một mặt do công tác quản lý chưa tốt.
Trong khi đó, chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, đại diện Công ty cổ phần Gỗ An Cường cho biết, đây là vấn đề rất nhạy cảm. Nội thất đại trà rất nhiều, nhưng người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp, đơn vị phân phối sản phẩm có uy tín, thương hiệu lớn có những chứng nhận bảo hộ của Nhà nước, hoặc có những chứng nhận khác về sản phẩm. Bởi những thương hiệu lớn, sẽ không dại gì làm mất lòng “thượng đế”.
Theo nhận định của các nhà phân phối, thị trường nội thất rất khó kiểm soát về chất lượng, xuất xứ… |
“Chúng tôi chỉ kiểm tra trên cơ sở hàng giả, hàng nhái, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Hơn nữa, thị trường nội thất chủ yếu là bán lẻ, nên giá thất thường, khó kiểm soát. Nội thất chỉ là một lĩnh vực kiểm tra rất nhỏ trong hoạt động của quản lý thị trường”, vị này nói.
Cùng quan điểm, đại diện Đội Quản lý thị trường số 4 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) cho biết, gần như đơn vị này chưa bao giờ kiểm tra đồ gỗ nội thất. Các cửa hàng bán trên phố chủ yếu là các thợ thủ công ở các làng nghề làm ra, nên cũng không nặng nề việc kiểm tra lắm.
“Nói chung, chúng tôi chưa đi sâu về lĩnh vực này. Nếu kiểm tra, chúng tôi chỉ kiểm tra hàng Trung Quốc trôi nổi, nhập đường tiều ngạch không có hóa đơn”, vị này nói và cho biết, trường hợp các đơn vị phân phối đặt hàng từ các xưởng, làng nghề nhưng dán nhãn mác của đơn vị khác thì là hàng giả và đơn vị này có thể kiểm tra được, nhưng phải có người khiếu kiện mới thực hiện được. Bởi nguyên tắc hàng giả phải có đơn vị khiếu kiện để khi cơ quan quản lý kiểm tra, có đơn vị xác nhận đây là hàng giả của họ.
Ngoài ra, cũng theo vị này, trong trường hợp khiếu kiện, đơn vị bị làm giả phải đăng ký bản quyền ở Cục Sở hữu Trí tuệ về thông tin sản phẩm, trong khi không nhiều đơn vị thực hiện việc này, nên rất khó quản lý. Còn trường hợp các đơn vị bán hàng không xuất trình được hóa đơn VAT, thì đó lại thuộc lĩnh vực của cơ quan thuế.
“Khó ở chỗ, mình biết họ làm giả, nhưng không có người khiếu kiện thì cũng không làm được, vì phải xác định giả của ai, đơn vị nào”, vị này trình bày khi phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản cung cấp thông tin, bằng chứng về việc một đơn vị đặt hàng sản xuất ở các làng nghề rồi gắn mác của các thương hiệu khác để bán.
Thiết nghĩ, thời gian tới, để đấu tranh với tình trạng hàng giả, hàng nhái trong lĩnh vực nội thất, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra các showroom, đại lý, cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu nội thất nhằm kiểm tra xuất xứ, chất lượng sản phẩm.
Về phía doanh nghiệp, cần thắt chặt hệ thống quản lý và tiêu thụ sản phẩm của mình. Khi bị xâm phạm nhãn hiệu, cần nhanh chóng gửi đơn khiếu nại đến cơ quan quản lý thị trường để giải quyết triệt để. Các loại tem chống giả, cách nhận biết hàng chính hãng… cần phải được phổ biến rộng rãi để người tiêu dùng có thể tự phân biệt hàng thật - hàng giả.
Về phía người tiêu dùng, cần nâng cao kiến thức và tinh thần cảnh giác khi mua hàng. Nên mua hàng tại các cơ sở có giấy chứng nhận phân phối chính hãng, có giấy tờ xuất xứ của sản phẩm. Trước khi mua hàng cần nghiên cứu về sản phẩm, tránh mua nhầm hàng kém chất lượng, rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”.
-
TP.HCM: Bỏ điều kiện về quy hoạch trong dự thảo quy định tách thửa -
Lô đất 100 triệu đồng/m2 tại Thanh Oai đã bị bỏ cọc -
HoREA hiến kế gỡ vướng 8.808 hồ sơ nhà đất tại TP.HCM -
Dự kiến tháng 6/2025, TP.HCM sẽ đấu giá 3 lô đất tại Thủ Thiêm -
Sau một năm, chung cư từng “đắp chiếu” tăng giá 3 lần -
TP.HCM chưa xử được chủ đầu tư "chây ì" không giao "sổ hồng" cho người mua nhà -
Việt Nam đứng thứ 49 trong bảng xếp hạng minh bạch BĐS; Chưa phát hiện sai phạm trong đấu giá đất Thanh Oai và Hoài Đức
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam