
-
Thị trường "nóng" lên, đấu giá đất Hà Nội thu về 6.860 tỷ đồng trong quý I/2025
-
K-Home New City nâng tầm tiêu chuẩn nhà ở xã hội tại Việt Nam
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD -
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư -
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì
![]() |
Thị trường bất động sản phía Đông TP HCM. Ảnh: Vũ Lê |
Việc giao dịch mua bán nhà đất với tình trạng nhạy cảm để né thuế diễn ra khá phổ biến. Các chuyên gia bất động sản tại TP HCM ước tính, hiện nay có khoảng 25% người dân giao dịch nhà đất kê khai đúng với giá trị thực tế của tài sản, 75% còn lại đang kê khai giá giao dịch dưới mức thị trường, thường thấp hơn rất nhiều lần (phổ biến nhất là 5-10 lần) so với thực tế.
Tình trạng phổ biến hiện nay là bên bán kê khai giá trên bản hợp đồng có công chứng thấp hơn giá trị thật đã được thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc. Lý do là giá này là căn cứ tính thuế, phí phát sinh khi giao dịch thành công. Tuy nhiên, nếu sau khi công chứng một bên thay đổi ý định hoặc cố tình vi phạm hợp đồng thì có thể phát sinh xung đột.
Do đó, Luật sư điều hành Công ty Luật LPVN - Nguyễn Văn Lộc cùng Giám đốc Công ty Luật Thịnh Việt Trí, Lương Ngọc Đinh và chuyên gia pháp lý Nguyễn Tấn Phong vừa cùng hợp tác ra khuyến cáo về rủi ro của việc này.
Khuyến cáo này cho biết, bên bán luôn đề nghị giá chuyển nhượng tại hợp đồng thấp hơn giá trị thanh toán. Sau này bên mua cũng sẽ trở thành bên bán cho người tiếp theo. Rủi ro nằm ở chỗ, bên mua đồng ý việc kê khai giá thấp là tự nhận vị thế yếu hơn và có khả năng không được pháp luật bảo vệ.
Nếu có xảy ra tranh chấp, bên mua không thể chứng minh được số tiền thực đã giao cho bên bán. Biên bản viết tay hay biên lai chuyển tiền qua ngân hàng (nếu có) thường chỉ dùng khi các bên giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc xuất trình để chứng minh khi bị điều tra. Mặt khác, trong trường hợp sau này người mua F2 tiếp tục bán cho người mua kế tiếp F3 và khách hàng F3 muốn giao dịch đúng giá, thì bên bán F2 phải gánh chịu một khoản thuế lớn (thuế thu nhập cá nhân từ giao dịch bất động sản).
Tuy biết né thuế là chấp nhận rủi ro, hiện người dân giao dịch nhà đất chỉ kê khai mức giá tượng trưng để giảm nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Theo ghi nhận từ thị trường, giá trị thực tế được chốt khi giao dịch diễn ra thành công (không thể hiện trong hồ sơ thuế) lớn hơn giá kê khai gấp nhiều lần.
Nhóm luật sư này cũng đề cập đến giải pháp win – win (đôi bên cùng có lợi). Đó là khi nhận đề nghị kê khai "né thuế" từ bên bán, người mua hãy mạnh dạn yêu cầu kê khai đúng giá, nếu gặp gánh nặng về tiền thuế quá cao, đôi bên cùng thỏa thuận chia sẻ khoản phát sinh này.
-
Bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực tài chính đất đai -
Nhà ở xã hội phía Nam gần như “đứng hình” trong năm 2024 -
Một năm lặng sóng trên thị trường M&A bất động sản phía Nam -
Đầu tư bất động sản: Tầm nhìn ở chu kỳ mới -
Đất công chưa sử dụng sẽ được TP.HCM tính giá cho thuê thế nào? -
Gen Z chọn mua nhà như thế nào? -
Nhìn lại thị trường bất động sản TP.HCM 2024
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Bệnh viện Farrer Park và Alliance Healthcare Group Limited hợp tác chiến lược
-
Trinasolar và Lodestone đưa vào hoạt động dự án điện mặt trời tại New Zealand
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Ingenico ra mắt POS tích hợp tất cả trong một mới AXIUM CX9000