-
Bảo chứng cho cuộc sống đẳng cấp và đầu tư bền vững tại Móng Cái -
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường -
Giải mã sức hút shophouse Nghi Sơn Central Park -
Phố đi bộ nơi “tọa độ kim cương” của Phổ Yên chính thức lộ diện -
Hà Tĩnh phê duyệt đồ án quy hoạch 2 khu đô thị mới rộng gần 4.000 ha -
Eaton Park - Dự án căn hộ định hình phong cách sống xuất sắc nhất Việt Nam 2024 -
Bình Thuận chuyển 18.724,4 m2 đất rừng sản xuất làm dự án nghỉ dưỡng
TP.HCM sẽ là trung tâm kinh tế lớn nhất nước; là đô thị hạt nhân của cả vùng |
Đòn bẩy liên kết vùng
Theo Quy hoạch vừa được Bộ Xây dựng công bố, TP.HCM sẽ đóng vai trò là trung tâm thương mại - tài chính, trung tâm nguyên cứu khoa học - dịch vụ, trung tâm công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp chuyên sâu với trình độ chuyên môn hóa cao, trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và y tế chất lượng cao trong khu vực Đông Nam Á.
Để làm được điều này, Bộ Xây dựng đã đưa ra phạm vi liên kết với các tỉnh lân cận là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang. Tất cả tạo ra một trục hành lang kinh tế trọng điểm, đó là hành lang Đông - Nam dọc Quốc lộ 51, gồm chuỗi đô thị Phú Mỹ, Bà Rịa, Vũng Tàu. Trong đó, TP. Bà Rịa và TP. Vũng Tàu là cực tăng trưởng.
Trục hành lang phía Đông, dọc Quốc lộ 51, gồm chuỗi các đô thị Dầu Giây, Long Khánh, Giá Ray (tỉnh Đồng Nai), trong đó, đô thị Long Khánh là cực tăng trưởng. Trục hành lang phía Bắc, dọc Quốc lộ 13, gồm chuỗi đô thị Bầu Bàng (Bình Dương), Chơn Thành, Bình Long, Hoa Lư - Lộc Ninh, Đồng Xoài (Bình Phước), trong đó Chơn Thành là cực tăng trưởng.
Trục hành lang phía Tây Nam, dọc Quốc lộ 22, Quốc lộ 22B, gồm các đô thị Trảng Bàng, Phước Đông - Bời Lời, Gò Dầu, Mộc Bài - Bến Cầu, Hoa Thành, Tây Ninh, Tân Biên, Xa Mát (Tây Ninh). Trong đó, đô thị Trảng Bàng - Gò Dầu là cực tăng trưởng.
Đối với trục hành lang phía Tây Nam, dọc Quốc lộ 1, là các đô thị Bến Lức, Tân An (Long An), Mỹ Tho, Cai Lậy (Tiền Giang). Ở đây, TP. Tân An - TP. Mỹ Tho là cực tăng trưởng.
Ngoài ra, sẽ có những tiểu vùng làm điểm nhấn cho phát triển kinh tế. Trong đó, TP.HCM sẽ là trung tâm kinh tế lớn nhất nước; là đô thị hạt nhân của vùng, có vai trò liên kết và hỗ trợ các đô thị trong các vùng cùng phát triển; là trung tâm giao thương quốc tế của vùng và quốc gia…
Tỉnh Bình Dương sẽ quy hoạch phát triển đô thị - công nghiệp - dịch vụ - tài chính gắn với các trung tâm đầu mối đa phương tiện, tạo động lực phát triển cho khu vực phía Bắc của Tiểu vùng đô thị trung tâm TP.HCM. Khu vực phía Tây tỉnh Đồng Nai sẽ phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp đa ngành, công nghệ cao. Khu vực phía Đông tỉnh Long An sẽ phát triển đô thị sinh thái, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp sạch, công nghiệp đa ngành, công nghiệp chế biến nông sản…
Tất cả tạo TP.HCM thành một đô thị đặc biệt, phát triển theo mô hình đa cực, gồm khu vực trung tâm và 4 cực phát triển được kết nối bằng hệ thống đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết mạng lưới giao thông vùng và quốc gia.
Đặc biệt, TP.HCM sẽ không được phát triển đô thị tại các khu vực bảo tồn nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái tại huyện Cần Giờ, khu huyện Bình Chánh, Củ Chi…
Cơ hội cho TP.HCM hút vốn đầu tư
Theo các chuyên gia, với quy hoạch vùng theo hướng tập trung đa cực, TP.HCM là trung tâm, còn các tỉnh khác là đô thị vệ tinh, tạo đà cho TP.HCM phát triển thành đô thị thông minh, từ đó tạo sức hút lớn đối với vốn đầu tư nước ngoài.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, trước đây, điểm khó trong quy hoạch giữa TP.HCM và các tỉnh vệ tinh là tình trạng có quá nhiều điểm chung. Chẳng hạn, các tỉnh đều có khu công nghiệp, cụm công nghiệp xây dựng như nhau, có cảng sông, hệ thống giao thông đường bộ… Vì tất cả đều giống nhau, nên sự tập trung phát triển thế mạnh của tỉnh không có, nhưng giờ đây, Quy hoạch đã quy định rõ ràng về việc phát triển của từng vùng, nên địa phương và doanh nghiệp dễ tìm hướng đầu tư.
“Đồ án đã đáp ứng mong muốn của Thành phố, không tạo thế cạnh tranh giữa các địa phương trong khu vực và đã có sự phân công hợp lý, phù hợp với thế mạnh của từng địa phương trong vùng… Với quy hoạch này, TP.HCM sẽ chủ động phối hợp chặt chẽ về các địa phương trong vùng để hợp tác đầu tư đồng bộ, khép kín các trục đường giao thông vành đai, tạo điều kiện phát triển đồng bộ các vùng đô thị”, ông Tuyến nói.
-
Lễ tri ân khách hàng lần 2 dự án The Emerald và mở bán dự án Iris Garden -
Nhà phố thương mại của Vingroup: Thành công do đâu? -
Chiêm ngưỡng biệt thự Đông Dương "chất lừ" giữa lòng Hà Nội -
The Monaco: "Phân khu đế vương" tại Vinhomes Imperia Hải Phòng -
Biệt thự Avenue Vân Trì có giá hơn 2,6 triệu USD/căn -
Khách hàng đầu tiên sở hữu gói dịch vụ nghỉ dưỡng Flamingo 100 triệu đồng -
Dự án 6th Element "chào sàn" với giá từ 34 triệu đồng/m2
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025