
-
TP.HCM sẽ kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng
-
Xi măng đồng loạt tăng giá mạnh
-
Chuẩn bị 7 mỏ vật liệu xây dựng thi công đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc
-
Giảm chi phí vận hành nhờ sử dụng kính tiết kiệm năng lượng -
Xu hướng phát triển vật liệu xanh ở Việt Nam -
LANXESS giới thiệu giải pháp thay thế vật liệu nilon phổ biến -
Sử dụng kính tiết kiệm năng lượng có thật sự tiết kiệm?
![]() |
Ảnh Shutterstock |
Theo tốc độ đô thị hóa, những tòa nhà cao tầng ngày càng nhiều, kéo theo nhu cầu thang máy tại Việt Nam cũng tăng cao. Không chỉ tại các tòa nhà chung cư, văn phòng, mà ngay cả nhà dân cao 4 - 5 tầng cũng lắp đặt thang máy.
Với nhu cầu lớn và dư địa phát triển còn nhiều, không khó hiểu khi thị trường Việt Nam đã thu hút cả nghìn công ty sản xuất, kinh doanh thang máy.
Theo thống kê chưa đầy đủ của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, hiện có khoảng 1.500 công ty sản xuất, kinh doanh thang máy và lĩnh vực liên quan đến thang máy. Tuy nhiên, số lượng công ty có tên tuổi, chuyên nghiệp chỉ khoảng chục đơn vị và chủ yếu là các tên tuổi ngoại.
Các doanh nghiệp nội, doanh nghiệp liên doanh chỉ chiếm một phần nhỏ và chủ yếu nằm ở phân khúc dành cho các tòa nhà dưới 10 tầng, hay cho các hộ gia đình. Trong khi đó, thang máy dùng trong các tòa nhà cao trên 10 tầng, đặc biệt là tại các dự án chung cư cao cấp, hay tòa nhà văn phòng thường là sử dụng thang máy nhập ngoại nguyên chiếc như Mitsubishi, Nippon (Nhật Bản); Thyssenkrupp (Hàn Quốc); Schindler (Thụy Sỹ)...
Ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản cho thấy, một thiết bị thang máy ngoại có sức chứa khoảng 10 người, hoạt động khoảng 10 - 12 tầng có giá 40.000 - 50.000 USD, thậm chí có những thiết bị thang máy có giá lên tới 100.000 - 200.000 USD, đắt gấp 1,5 - 2 lần so với thang máy nội địa, nhưng vẫn được các chủ đầu tư lựa chọn.
Không chỉ tại các công trình lớn, các thương hiệu ngoại cũng tham gia đấu thầu tại những công trình nhỏ để tạo độ phủ và chiếm lĩnh thị trường.
Theo ông Nguyễn Viết Hải, Tổng giám đốc Công ty Nam Thăng Long, chủ đầu tư Dự án Startup Tower 91 Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, tâm lý người mua nhà hiện nay chú trọng tới việc an toàn, buộc các chủ đầu tư phải hướng đến các thiết bị có thương hiệu và chất lượng tốt. Việc này rất quan trọng, nếu chủ đầu tư muốn thuyết phục khách hàng lựa chọn và chuyển về sinh sống tại dự án của mình. Vì thế, dù đắt hơn, nhưng đối với một loại sản phẩm đặc thù như thang máy, việc lựa chọn hàng ngoại nhập từ các hãng đã có thương hiệu là lựa chọn được ưu tiên của các chủ đầu tư.
"Không phải ngẫu nhiên mà thang máy nội và ngoại có giá chênh đến hàng trăm triệu đồng. Với thương hiệu đã được đảm bảo trên toàn cầu, việc sử dụng các thang máy ngoại vẫn có cảm giác an toàn cao hơn cho người sử dụng, bởi phần lớn các nhà sản xuất nội địa hiện nay vẫn chưa chứng minh được quy trình sản xuất của mình là an toàn. Bên cạnh đó, khả năng tiếp thị và tư vấn sản phẩm vẫn chưa thực sự tốt, nên không được người tiêu dùng lựa chọn nhiều", ông Hải nhấn mạnh.
Theo ông Hải, nhiều nhà sản xuất nội vẫn tư duy rằng, các chủ đầu tư hiện nay chỉ coi thang máy chỉ là một thiết bị trong toà nhà. Vì thế, thay vì cung cấp một sản phẩm với giá thành cao, chất lượng đảm bảo, lại tư vấn chủ đầu tư sử dụng các sản phẩm với bo mạch, thiết bị, linh kiện ít tiền hơn, thậm chí "ăn bớt" hệ thống an toàn. Tuy nhiên, thang máy là tiện ích thiết yếu, ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng, nên các chủ đầu tư sẽ "quay lưng" với sản phẩm kém chất lượng.
Ông Hải cho biết thêm, tại Dự án Startup Tower, dù là chung cư giá rẻ, nhưng chủ đầu tư vẫn mạnh tay đầu tư hệ thống thang máy Mitsubishi. Việc đầu tư có thể khiến chi phí đội lên, nhưng bù lại sẽ giúp cho các cư dân có được cuộc sống đảm bảo hơn.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tuấn Phương, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Sản xuất thang máy Fuji - Alpha cho biết, thời gian tới, dự báo nhu cầu tiêu thụ thang máy ở Việt Nam sẽ tăng rất nhanh do các dự án đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng được xây dựng ngày càng nhiều.
Chính vì thế, để khai thác được “miếng bánh” đầy hấp dẫn của thị trường thang máy Việt Nam, các công ty thang máy trong nước phải tích cực nghiên cứu để có thể tự thiết kế và sản xuất được các chi tiết trong thang máy. Như vậy, mới có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến tới xuất khẩu để quảng bá thương hiệu, cạnh tranh với hàng ngoại.

-
Lễ giới thiệu Dự án New Vegas làm nóng không khí đầu tư cuối năm tại Hà Tiên -
Quảng Nam điều chỉnh tiến độ lần cuối Khu đô thị Ngọc Dương CoCo -
Khám phá tiêu chuẩn bàn giao vượt trội của căn hộ The Zurich -
Sống sang đẳng cấp tại khu villa compound Regal Victoria Nam Đà Nẵng -
Hà Nội tạm cấp 22,125 tỷ đồng cho 5 quận lập quy hoạch các khu chung cư cũ -
Thủ đô Hà Nội sẽ phát triển 2 thành phố trực thuộc -
Hà Nội: Thêm 45 tuyến đường, phố mới được đặt tên, điều chỉnh độ dài
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm