Thu hồi các dự án nhà ở xã hội “câu giờ” giữ đất
- 04/08/2014 07:51
 
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Mua nhà Hà Nội chỉ với 100 triệu đồng
BIC 'làm trò' trong việc bốc thăm mua nhà ở xã hội Linh Đàm?
Tổng rà soát các dự án nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội, tắc vì thủ tục
Dự án nhà ở xã hội đầu tiên cho thuê 25.000 đồng/m2/tháng
   
 

Nhiều doanh nghiệp địa ốc Hà Nội xin chuyển đổi dự án sang nhà ở xã hội với mục đích “câu giờ”, giữ đất

 

Sẽ thu hồi dự án “treo”

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện Hà Nội đang có 7 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp được ưu đãi miễn tiền sử dụng đất. Dù nguồn lực của Thành phố đang khó khăn, nhưng Hà Nội vẫn cho phép chuyển đổi từ nhà thương mại sang nhà thu nhập thấp, mục đích để người dân hưởng lợi. Tuy nhiên, việc chủ đầu tư “ngâm” dự án quá lâu sẽ khiến chủ trương này mất đi giá trị.

Vì vậy, Sở Tài chính đề nghị Thành phố phải kiên quyết và có biện pháp xử lý dứt điểm đối với các dự án chậm tiến độ, tránh lãng phí mà người dân lại không được hưởng lợi. Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị, nếu chủ đầu tư nào không đáp ứng được nhu cầu, Thành phố sẽ thu hồi dự án để chuyển sang cho chủ đầu tư khác làm.

Đặc biệt, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị, các chủ đầu tư phải cam kết với Thành phố về tiến độ triển khai dự án, nếu chủ đầu tư nào không làm tốt sẽ xem xét thu hồi. “Phải thu hồi 1 đến 2 dự án để doanh nghiệp thấy Thành phố ‘nói là làm’, chứ không phải nói rồi để đấy”, ông Tuấn khẳng định.

Tương tự, trước đó, TP. HCM đã tiến hành rà soát 700 dự án treo trên địa bàn. Đây đều là các dự án nhà ở đã được cấp phép nhưng đang ngừng triển khai do nhiều lý do khác nhau. Từ đầu năm 2013 đến nay, TP. HCM cũng đã có quyết định thu hồi 209 dự án bất động sản đã giao đất nhưng chủ đầu tư chậm triển khai.

Còn trên địa bàn cả nước, báo cáo gửi Quốc hội mới đây của Bộ Xây dựng nêu rõ, Bộ đã chỉ đạo các địa phương rà soát, phân loại, điều chỉnh cơ cấu các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở, xử lý đất bỏ hoang. Kết quả rà soát cho thấy, hiện cả nước có 4.015 dự án dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới, trong đó, có 2.105 dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng; 689 dự án dự án đang giải phóng mặt bằng; 1.221 dự án chưa tổng hợp đầy đủ được thông tin cụ thể, các địa phương đang triển khai rà soát, thống kê.

Xác định ranh giới rõ ràng

Trao đổi với Đầu tư Bất động sản cuối tuần qua, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, một điểm rất quan trọng có liên quan tới tính ổn định của môi trường bất động sản là cách xử lý đối với các dự án treo. Tại các tỉnh, thành có nhiều dự án đầu tư, nhất là các thành phố trực thuộc Trung ương, mỗi nơi đều đang có từ vài chục, tới hơn một trăm dự án chậm tiến độ cần phải xử lý. Các địa phương đang đẩy mạnh việc thu hồi đất của dự án.

Theo ông Võ, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã đặt ra định hướng phải có chế tài xử lý các dự án treo, nhưng cần xác định ranh giới rõ ràng để quyết định loại dự án nào là vi phạm pháp luật đất đai tới mức phải thu hồi đất mà không bồi thường mọi giá trị đã đầu tư vào đất (sử dụng lãng phí, không đúng mục đích, đầu cơ đất, chậm đưa đất vào sử dụng) và loại dự án nào chỉ bị đánh thuế luỹ tiến (đầu tư chậm hoặc bỏ hoang không đưa đất vào sử dụng đúng thời hạn).

Ngoài ra, bất cập hiện nay của thị trường bất động sản là chưa xác định rõ mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất, với các loại quy hoạch khác, như quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch các ngành.

Luật Đất đai mới đã có quy định: "Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt".

Hơn nữa, Luật cũng quy định, khi đơn vị hành chính cấp quận đã có quy hoạch đô thị được phê duyệt, thì không lập quy hoạch sử dụng đất, nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, tránh lãng phí khi để xẩy ra hiện tượng quy hoạch chồng quy hoạch.

Ông Võ cho rằng, những quy định này sẽ góp phần minh bạch hơn cho thị trường, tránh sự chồng chéo.

Doanh nghiệp đang ‘xây nhà trên giấy’ Doanh nghiệp đang ‘xây nhà trên giấy’

Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng chậm giải ngân sau hơn 1 năm triển khai do thiếu nguồn cung nhà đúng tiêu chí, trong khi đó, các dự án nhà ở xã hội triển khai rất chậm do DN không hào hứng với lợi nhuận danh nghĩa 10%.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản