
-
Thông tin về cầu Tứ Liên vượt sông Hồng vừa được khởi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2027
-
Ưu tiên bố trí nguồn lực triển khai ngay hỗ trợ nhà ở cho người có công và thân nhân liệt sỹ
-
Lợi nhuận của doanh nghiệp địa ốc phân hóa mạnh
-
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền sức cầu thấp, giá căn hộ không biến động -
Nhà ở xã hội: Đề án triệu căn, áp lực đang dồn vào 5 năm cuối -
Bộ Xây dựng: Hơn 101.000 lô đất nền được “chốt” trong quý I/2025 -
Hợp nhất Quảng Nam - Đà Nẵng: Bệ phóng cho đô thị đa ngành, đẳng cấp quốc tế
Chia sẻ về những điểm sáng trong cơ chế, chính sách cho thị trường bất động sản Việt Nam 2023, TS.Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho hay, trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng và các bộ, ngành đã vào cuộc rất quyết liệt để mong muốn là hỗ trợ cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững và hiệu quả hơn nữa.
Tuy nhiên, trong cộng đồng doanh nghiệp và một số thông tin đang hiểu chưa đúng về thông điệp của Thủ tướng Chính phủ trong việc thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
“Cần phải hiểu đúng hơn về thông điệp của Thủ tướng, chứ không phải Chính phủ bỏ rơi doanh nghiệp. Đây là cách hiểu phiến diện, tiêu cực… Chúng ta không nên tranh luận với nhau về câu chữ”, TS.Cấn Văn Lực nói.
![]() |
TS.Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia. |
Lý giải thêm về vấn đề này, ông Lực cho biết, ý sâu xa của Thủ tướng là muốn nhắc nhở doanh nghiệp bất động sản là trong bài toán kinh doanh của mình thì phải tính toán thận trọng hơn, phù hợp hơn với năng lực về tài chính, năng lực quản lý, rủi ro, năng lực quản trị của mình để tránh hiện tượng tự mình phải làm khó bản thân mình.
Và đương nhiên là doanh nghiệp phải chủ động để giải quyết những cái gì trong khả năng của mình. Ví dụ cơ cấu lại sản phẩm, sẵn sàng bán tài sản của mình với mức độ chiết khấu nhất định để có thể tháo gỡ khó khăn; hoặc là đàm phán với trái chủ, rồi đàm phán với các chủ nợ.
“Tôi lấy ví dụ như là Tập đoàn Novaland, họ cũng đã và đang phải chủ động giải quyết theo hướng đó, còn cái gì vượt quá tầm doanh nghiệp. Ví dụ liên quan đến cơ chế chính sách thì rõ ràng là Chính phủ sẽ có những quyết sách để giải quyết. Như vậy, đây là bài toán đồng hành giữa Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp”, ông Lực nói.
Trong thời gian gần đây, Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo rất nhiều những nghị định, chỉ thị, quyết sách quan trọng để nhằm tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản. Đồng thời cũng tập trung vào những vấn đề liên quan đến pháp lý, liên quan đến vốn, liên quan đến quan hệ cung cầu và giá cả.
Với tất cả những cơ chế, chính sách, công thêm động thái hành động của Chính phủ, các bộ, ngành thời gian vừa qua và sắp tới. TS.Cấn Văn Lực cho rằng, nếu nghiêm túc thực hiện thì có thể là giúp cho thị trường vượt qua được khó khăn của giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, cần phải có sự đồng bộ cùng với những yếu tố bên ngoài khác. Ví dụ như phải đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, duy trì kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đẩy nhanh đầu tư công…
Đặc biệt, trong bối cảnh có nhiều ý tưởng và chính sách thì nên phân rõ thứ tự ưu tiên thực hiện. Cái nào ngắn hạn, cái nào trung và dài, cái nào làm trước hay cái nào làm sau… Như vậy thị trường bất động sản sẽ khả quan hơn trong thời gian tới.
Đơn cử, đầu tiên là cần phải sớm giải quyết các vấn đề về pháp lý, những cái gì mà ở các cấp có thẩm quyền khác nhau giải quyết được thì phải sớm giải quyết.
Thứ hai là cần phải giải quyết tốt hơn về câu chuyện nguồn vốn, trong đó có thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Phải ưu tiên giải quyết, đảm bảo ổn thỏa thì doanh nghiệp mới có thể vượt qua được giai đoạn rất khó khăn hiện nay. Đặc biệt là đối với một số doanh nghiệp bất động sản.
Thứ ba là phải đẩy mạnh, nhanh hơn nữa việc giải ngân đầu tư công. Từ đó sẽ tháo gỡ những vướng mắc về cơ sở hạ tầng cũng như là cải cách các tồn đọng về vốn giữa các doanh nghiệp xây lắp với nhau.
Vấn đề cuối cùng là cần phải có những biện pháp, chính sách về tín dụng. Ví dụ để kích cầu, tức là tập trung vào đối tượng mua nhà rồi tập trung các doanh nghiệp xây dựng. Qua đó sẽ tăng lực cầu cho thị trường.
“Về lâu dài, Chính phủ cũng như các bộ, ngành cần phải quan tâm để điều tiết quan hệ cung cầu trên thị trường cho tốt hơn. Tiếp đến là để giá bất động sản phải sát hơn so với nhu cầu và cái khả năng thu nhập của người dân tại Việt Nam”, TS.Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
-
Vì sao bất động sản phía Tây Hà Nội tăng lực hút đầu năm 2021? -
Phương Nam River Park: Khu đô thị "kiểu mẫu" tại Bến Tre -
Tranh chấp chung cư: Hàng loạt dự án chưa bàn giao quỹ bảo trì -
BRG Diamond Residence: Định chuẩn không gian sống như khách sạn 5 sao -
Dự án bất động sản tung chiêu kích cầu dịp Tết -
Đằng sau dòng vốn “khủng” từ Nhật Bản đổ vào Vinhomes Smart City -
TTH Home được chọn là nhà phân phối chiến lược dự án TNR Stars City Lục Yên
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/5
-
2 Tiếng nói doanh nhân: Chúng tôi sẽ làm nhiều việc đã ấp ủ từ lâu
-
3 Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
4 Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/5
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Hisense tỏa sáng tại Cannes
-
ChangAn ra mắt nhà máy Rayong
-
Trinasolar ra mắt giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến tại Solar & Storage Live Philippines