-
Đồng Nai chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị hơn 72.000 tỷ đồng -
Đà Nẵng đầu tư nhiều dự án trọng điểm trong phân khu đổi mới sáng tạo rộng 3.770 ha -
Khu đông Thủ đô sôi động, nhà đầu tư đổ về vùng ven “săn” đất -
TP.HCM: Nhà ở riêng lẻ cho phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm -
Nhà đầu tư bất động sản chọn shophouse như thế nào để xuống tiền? -
Cần Thơ đấu giá nhiều khu “đất vàng” -
Princess’s Manor - Làn gió mới mang hơi thở Nhật Bản tại xứ Thanh
Chiều 28/5, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng xác nhận, Ban Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB đã duyệt khoản tín dụng bổ sung là 72,52 triệu USD từ vốn bổ sung IDA để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng Đà Nẵng.
Lý giải về nguồn kinh phí bổ sung, WB cho hay, tốc độ đầu tư cơ sở hạ tầng ở các thành phố - bao gồm dịch vụ giao thông và vệ sinh môi trường - phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, tăng cường đầu tư tích hợp cho cơ sở hạ tầng tại các trung tâm đô thị đang phát triển như Đà Nẵng là việc làm rất quan trọng để duy trì động lực tăng trưởng bao trùm cho Việt Nam.
Là thành phố lớn thứ 4 cả nước, Đà Nẵng luôn được các tổ chức tín dụng quốc tế đánh giá cao về xây dựng hạ tầng và quy hoạch dự án. |
Hơn 20 năm tái lập tỉnh, Đà Nẵng đã chọn cho mình hướng đi đột phá từ hạ tầng. Điều này đã được các chuyên gia ghi nhận, đánh giá là thành phố có quy hoạch và quản lý tốt, với sự cam kết mạnh mẽ để trở thành một “thành phố xanh” vào năm 2025.
Theo WB, khoản tín dụng bổ sung nhằm hỗ trợ mở rộng Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng xây dựng hệ thống kết nối thoát nước thải riêng biệt - nhờ đó giảm thiểu rủi ro về ô nhiễm - đối với khu du lịch biển Mỹ An - Mỹ Khê.
Dự án cũng nhằm cái thiện dịch vụ giao thông, qua việc thiết lập một hệ thống vé tích hợp và hệ thống giao thông thông minh (ITS) cho hệ thống giao thông công cộng thành phố bao gồm cả hệ thống buýt nhanh.
Một phần của khoản tín dụng bổ sung sẽ dành cho tập trung nâng cấp đường từ khu vực xã Hòa Nhơn đến xãHòa Sơn (huyện Hòa Vang) của thành phố Đà Nẵng, nhằm điều hướng giao thông từ đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường tránh cao tốc vành đai Đà Nẵng.
Di dời ga đường sắt ra khỏi nội đô và tái phát triển đô thị Đà Nẵng đang được WB hỗ trợ tối đa |
Cũng liên quan đến Đà Nẵng, đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB), Trung tâm kiến thức Phát triển Tokyo và các chuyên gia của TP Yokohama (Nhật Bản) vừa có buổi làm việc với UBND thành phố liên quan đến việc triển khai thực hiện mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) tại Đà Nẵng, đặc biệt là dự án di dời ga đường sắt và tái phát triển đô thị.
Ông Đặng Đức Cường, Chuyên gia cao cấp về đô thị của WB cho biết, lãnh đạo Ngân hàng đồng thuận về nguyên tắc đối với với những đề xuất trong Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án di dời ga đường sắt và tái phát triển đô thị.
Trên cơ sở đó, Ngân hàng cam kết sẽ tiếp tục tài trợ để nhóm công tác cùng phối hợp với thành phố triển khai Nghiên cứu khả thi (FS) cho cả 2 hợp phần Di dời, xây dựng ga đường sắt mới và Tái phát triển đô thị của dự án với nguồn kinh phí được lấy từ Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng.
Liên quan đến thông tin Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ không tiếp tục tham gia vào Dự án di dời ga đường sắt và tái phát triển đô thị, ông Cường cho biết nhóm đã báo cáo với WB, tuy nhiên đây không phải là thông tin đáng lo ngại và có thể gây ảnh hưởng đến việc triển khai FS của Dự án trong thời gian đến.
“Chương trình/dự án tốt thì nguồn lực sẽ không phải là khó khăn lớn nhất”, ông Cường khẳng định. Phía WB nhận định, đây là dự án đầu tư lớn, nên thành phố sẽ cần rất nhiều nguồn lực để triển khai. Chính vì vậy, trong thành phần đoàn có sự tham gia của các chuyên gia đến từ Nhật Bản để xem xét vấn đề khai thác các nguồn lực và giá trị gia tăng từ quỹ đất.
Cũng theo ông Đặng Đức Cường, trong quá trình triển khai Nghiên cứu tiền khả thi cho dự án, TOD được xác định là một điểm mới cần rất nhiều sự hỗ trợ và xác lập về công tác tổ chức thực hiện và thể chế cũng như sự phối hợp từ các bộ, ngành có liên quan, trong đó có cả Bộ GTVT và chính phủ Việt Nam.
Do vậy, để có thể triển khai FS của dự án này, phía WB đề nghị Đà Nẵng cần đẩy nhanh việc phối hợp với các cơ quan Trung ương để thống nhất phương án cuối cùng cho việc triển khai FS của dự án.
Theo kết quả Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do Tư vấn quốc tế của Ngân hàng Thế giới WB thực hiện cho biết Dự án Di dời ga đường sắt và Tái phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng có tổng mức đầu tư dự kiến là 15.441,75 tỷ đồng. Trong đó, hợp phần Di dời, xây dựng ga đường sắt mới có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.724 tỷ đồng; và hợp phần Tái phát triển đô thị có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 9.677 tỷ đồng.
-
Cận cảnh “con gà đẻ trứng vàng” cho CEO Group -
Hải Dương sắp có thêm một khu đô thị sinh thái -
"Đổi đất" lấy Khu trung tâm hành chính tỉnh Khánh Hòa -
Hongkong Tower mượn danh "mặt đường" bán giá cao -
Giải tỏa chợ Cồn, dân được mua đất nền tái định cư -
Đại Quang Minh đầu tư dự án Vùng châu thổ phía Nam -
Liệu TNR Holdings có mắc kẹt ở căn hộ Goldmark City?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi