
-
Cả nước có 9 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát
-
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam chưa hết khó
-
Những “tay chơi” mới nổi trên thị trường địa ốc
-
Điểm danh những dự án nhà ở xã hội tại nội thành Hà Nội -
Hà Nội mở bán 308 căn nhà ở xã hội gần Vinhomes Riverside, giá chỉ 16 triệu đồng/m2 -
Bất động sản Bình Dương sắp có đợt biến động giá mới -
Bất động sản công nghiệp giữ thăng bằng giữa bão thuế quan
![]() |
Một trong các dự án chậm triển khai, có khó khăn vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí. |
Vẫn còn tới hơn một nửa trong số 19 dự án chậm triển khai, có khó khăn vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí vẫn chưa hề nhúc nhích sau 1 năm Quốc hội yêu cầu xử lý.
Tình hình thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là báo cáo vừa được Chính phủ gửi Quốc hội.
Tại Nghị quyết 74, Quốc hội yêu cầu phân loại để xây dựng kế hoạch, lộ trình, làm rõ trách nhiệm, xử lý các sai phạm, tiêu cực, các tồn tại, hạn chế, thất thoát, lãng phí đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến hàng trăm dự án, trong đó có 19 dự án chậm triển khai, có khó khăn vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí.
Kết quả rà soát, xử lý được Chính phủ tóm tắt là đang triển khai thực hiện 2 dự án; gia hạn tiến độ sử dụng đất 3 dự án; chấm dứt hoạt động 2 dự án; xem xét giao đất 1 dự án; còn lại đang thực hiện rà soát, xử lý theo quy định.
Chi tiết thực hiện nhiệm vụ này (được thể hiện tại phụ lục VI) cho thấy còn 6 dự án chưa có chút thông tin nào. Gồm cả hai dự án của TP.HCM là Dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa và Dự án Khu đô thị Nam TP.HCM.
Tương tự, cả hai dự án của Bình Dương cũng chưa có động tình gì, là các dự án Khu dân cư Thương mại Dịch vụ Đông Bình Dương; Dự án Khu đô thị dịch vụ Thương mại Lai Hưng. Tỉnh Kiên Giang có dự án Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương cũng ở tình trạng tương tự. Dự án Khu đô thị Công nghiệp Dung Quất ở Quảng Ngãi cũng chưa có thông tin gì về xử lý.
Một số dự án khác mới nằm trong kế hoạch triển khai thực hiện như Dự án xây dựng Khu nhà ở đô thị Kim Hoa, Dự án Khu nhà ở Minh Giang - Đầm Vàng (Hà Nội).
Trong số 2 dự án đang triển khai thực hiện có Dự án Khu phức hợp Vịnh Đầm - Công ty cổ phần Toàn Hải Vân (Kiên Giang). Thông tin được nêu là Công ty cổ phần Toàn Hải Vân được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư Khu phức hợp Vịnh Đầm tại Công văn số 1123/KTCN ngày 12/10/2009, trong đó có mục tiêu đầu tư là xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ công cộng.
Về tiến độ thực hiện, đã hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án khoảng 289,88 ha, tổng vốn đầu tư là 3.111,49 tỷ đồng (đã điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư 12.664 tỷ đồng).
Vốn đầu tư giai đoạn 1 của dự án Công ty đã giải ngân là 1.769 tỷ đồng đạt tỷ lệ 100 %; vốn đầu tư giai đoạn 2 của dự án, Công ty đã giải ngân tính đến tháng 6/2023 là 3.836 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 40,15 %. Tổng vốn đầu tư đã giải ngân của dự án tính đến tháng 6/2023 cho 2 giai đoạn là 5.605 tỷ đồng, đạt 44,26%; dự án đang được tiếp tục triển khai.
Bên cạnh 19 dự án này, Quốc hội còn yêu cầu phân loại để xây dựng kế hoạch, lộ trình, làm rõ trách nhiệm, xử lý các sai phạm, tiêu cực, các tồn tại, hạn chế, thất thoát, lãng phí đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến 51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí; 13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ; 880 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng.
Thẩm tra nội dung này khi Chính phủ gửi báo cáo lần đầu vào tháng 9/2023, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, nội dung thông tin, số liệu báo cáo chưa rõ ràng, chưa làm rõ được việc phân loại và xây dựng kế hoạch, lộ trình, làm rõ trách nhiệm, xử lý các sai phạm, tiêu cực, các tồn tại, hạn chế, thất thoát, lãng phí đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến các dự án, cụm dự án này. Thông tin, số liệu báo cáo vẫn là tình hình chung, một số dự án thông tin cơ bản là các thông tin đã báo cáo Đoàn giám sát năm 2022.
Khi đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cần làm rõ việc phân loại và kế hoạch, lộ trình thực hiện theo đúng yêu cầu tại Nghị quyết của Quốc hội.
Tại báo cáo vừa chính thức gửi Quốc hội, Chính phủ cho biết sẽ giao các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện rà soát, phân loại, làm rõ trách nhiệm đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến các dự án không hiệu quả hoặc lãng phí, chậm tiến độ, không hoặc chậm đưa đất vào sử dụng nêu tại Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án tránh thất thoát, lãng phí.
-
Hai sự khác biệt ở thị trường văn phòng cho thuê Hà Nội và TP.HCM -
Tripadvisor vinh danh Flamingo Cát Bà Top Khách sạn tốt nhất thế giới -
Nhà ở cho người thu nhập thấp: Giấc mơ vẫn xa vời -
Bà Rịa - Vũng Tàu: Miếng đất 1.000 m2 có 150 người đồng sở hữu -
Văn Phú - Invest sẽ triển khai 4 dự án lớn tại Bắc Giang -
Đa trung tâm - Mô hình phát triển của Hà Nội trong 5 năm tới -
Cơ hội xuống tiền đầu tư bất động sản thời Covid-19
-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai
-
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 2: Câu hỏi từ những thông tin được công bố
-
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto
-
Thêm đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả lên tới 100 tấn bị phát hiện
-
SERES ra mắt hệ sinh thái An toàn thông minh tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2025
-
Chery LEPAS ra mắt toàn cầu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Midea trở thành Đối tác Toàn cầu của các giải đấu cấp câu lạc bộ do AFC tổ chức