-
Thừa Thiên Huế sẽ sắp xếp, phân bổ biên chế công chức hợp lý khi lên Trung ương -
Chưa tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu trong năm 2025 -
Chờ sắp xếp bộ máy, kéo dài thời gian thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp -
Ban hành Thông tư quy định quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai -
Cần giải quyết dứt điểm tình trạng chậm cấp hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc -
Xuất khẩu năm 2025 dự báo sẽ tích cực
Lãg phí đất đai luôn là vấn đề được Quốc hội quan tâm. |
Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn báo cáo rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra các vi phạm, thất thoát, lãng phí theo yêu cầu tại Nghị quyết số 74/2022/QH15.
Việc thực hiện Nghị quyết 74/2022/QH15 về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nằm trong nội dung được Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ sáu vào tháng 10 tới đây.
Nghị quyết này được ban hành sau khi Quốc hội tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.
Thẩm tra việc thực hiện nghị quyết, Thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách chỉ rõ, Điều 4 Nghị quyết số 74/2022/QH15 yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu kỹ các giải pháp, đề xuất, kiến nghị nêu trong báo cáo số 330/BC-ĐGS ngày 11/10/2022 của Đoàn giám sát và tổ chức thực hiện, hoàn thành nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023.
Tuy nhiên, qua thông tin, số liệu báo cáo của Chính phủ, cơ bản các nhiệm vụ này đến nay đều chưa có kết quả thực hiện cụ thể và cũng không có giải pháp cụ thể để thực hiện các yêu cầu tại Nghị quyết của Quốc hội.
Cụ thể, Quốc hội yêu cầu trong năm 2023 hoàn thành việc rà soát, thống kê, tổng hợp đầy đủ các thông tin, số liệu liên quan đến thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK,CLP) giai đoạn 2016-2021; báo cáo rõ kết quả rà soát, phát hiện các vi phạm, thất thoát, lãng phí của từng Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cơ quan hữu quan.
Cũng trong năm 2023 phải làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm giải trình của người đứng đầu để xảy ra các vi phạm, thất thoát, lãng phí đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước có thất thoát, lãng phí; diện tích đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa, vi phạm pháp luật; 79.670 ha đất các công ty nông, lâm nghiệp đã có quyết định thu hồi nhưng chưa có phương án sử dụng; 305.043 ha đất các công ty nông, lâm nghiệp chưa có quyết định thu hồi và chưa có phương án sử dụng đất…
“Chính phủ báo cáo trong năm 2023 khó hoàn thành việc rà soát, thống kê, tổng hợp đầy đủ các thông tin, số liệu liên quan đến thực hiện chính sách, pháp luật về THTK,CLP giai đoạn 2016-2021 của Bộ, ngành, địa phương là không thực hiện đúng yêu cầu tại Nghị quyết 74/2022/QH15. Báo cáo của Chính phủ cũng không báo cáo làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm giải trình của người đứng đầu để xảy ra các vi phạm, thất thoát, lãng phí theo yêu cầu tại Nghị quyết số 74/2022/QH15”, cơ quan thẩm tra nhận xét.
Thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách đề nghị Chính phủ khẩn trương chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường và có các giải pháp triển khai thực hiện cụ thể để hoàn thành việc rà soát, tổng hợp thông tin, số liệu này và báo cáo rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân theo yêu cầu tại Nghị quyết số 74/2022/QH15.
“Đây là các thông tin rất quan trọng, làm cơ sở để phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm, thất thoát, lãng phí của từng Bộ, ngành, địa phương theo đúng yêu cầu tại Nghị quyết số 74/2022/QH15”, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Nội dung tiếp theo được cơ quan thẩm tra đề cập là việc phân loại và xây dựng kế hoạch, lộ trình, làm rõ trách nhiệm, xử lý các sai phạm, tiêu cực, các tồn tại, hạn chế, thất thoát, lãng phí đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến 51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí; 13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ; 19 dự án chậm triển khai, có khó khăn vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí; 880 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng và các tồn tại, hạn chế khác nêu trong Báo cáo số 330/BC-ĐGS ngày 11/10/2022 của Đoàn giám sát.
Về nội dung này, Chính phủ đã chỉ ra được một số kết quả cụ thể tại báo cáo gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Như, đối với 51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí đã rà soát, xử lý 8 dự án đã khắc phục tồn tại và đưa vào hoạt động; 1 dự án đã thực hiện thu hồi, thanh lý tài sản; 1 dự án được gia hạn tiến độ thực hiện; 4 dự án điều chỉnh chủ trương đầu tư; 2 dự án đơn vị thực hiện bàn giao cho đơn vị khác quản lý, sử dụng; 35 dự án còn lại đang rà soát, xử lý theo quy định.
Đối với 13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ đã rà soát, xử lý: 1 dự án đang triển khai thực hiện; 12 dự án còn lại đang rà soát, xử lý theo quy định.
Với 19 dự án chậm triển khai, có khó khăn vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí đã rà soát, xử lý: đang triển khai thực hiện 2 dự án; gia hạn tiến độ sử dụng đất 3 dự án; chấm dứt hoạt động 2 dự án; xem xét giao đất 1 dự án; 872 dự án còn lại đang thực hiện rà soát, xử lý theo quy định.
Đối với 880 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng đã rà soát, xử lý: chấm dứt hoạt động 21 dự án; quyết định thu hồi đất 124 dự án; gia hạn tiến độ sử dụng đất 90 dự án; rà soát để thu hồi đất 25 dự án; điều chỉnh 10 dự án; đưa vào hoạt động 40 dự án; 570 dự án, công trình còn lại đang thực hiện rà soát, xử lý theo quy định.
Tuy nhiên, theo Thường trực Ủy ban thẩm tra, nội dung thông tin, số liệu báo cáo chưa rõ ràng, chưa làm rõ được việc phân loại và xây dựng kế hoạch, lộ trình, làm rõ trách nhiệm, xử lý các sai phạm, tiêu cực, các tồn tại, hạn chế, thất thoát, lãng phí đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến các dự án, cụm dự án này. Thông tin, số liệu báo cáo vẫn là tình hình chung, một số dự án thông tin cơ bản là các thông tin đã báo cáo Đoàn giám sát năm 2022.
Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cần làm rõ việc phân loại và kế hoạch, lộ trình thực hiện theo đúng yêu cầu tại Nghị quyết của Quốc hội.
-
Thừa Thiên Huế sẽ sắp xếp, phân bổ biên chế công chức hợp lý khi lên Trung ương -
Chưa tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu trong năm 2025 -
Chờ sắp xếp bộ máy, kéo dài thời gian thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp -
Ban hành Thông tư quy định quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
-
Cần giải quyết dứt điểm tình trạng chậm cấp hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc -
Xuất khẩu năm 2025 dự báo sẽ tích cực -
Quảng Trị tìm giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh -
Dấu ấn nổi bật trong xúc tiến thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 -
Quảng Ngãi dự toán thu hàng nghìn tỷ đồng từ tiền sử dụng đất năm 2025 -
Công tác cải cách hành chính tỉnh Quảng Ngãi đạt được nhiều kết quả ấn tượng -
Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2025
-
1 Kinh tế 2024: Chặng đua về đích -
2 Mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc: Bài học từ bước nước rút thành công -
3 Người dùng mạng xã hội phải xác thực sinh trắc học từ ngày mai 25/12 -
4 Chọn kịch bản phát triển cho Dự án Sân bay Tây Ninh: Giai đoạn đầu cần 4.738 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/12
- MAP Life tự tin tiến bước trước thềm năm 2025
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus