Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 21 tháng 12 năm 2024,
Bế mạc Hội nghị Uỷ ban điều phối chung khu vực Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 12
Hồng Phúc - 10/03/2019 13:18
 
Hội nghị Uỷ ban điều phối (UBĐP) chung khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (TGPT CLV) lần thứ 12 vừa bế mạc tại tỉnh Kartie (Campuchia). Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBĐP Việt Nam làm trưởng đoàn.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBĐP Việt Nam về Tam giác phát triển CLV cho rằng, chương trình hợp tác trong khuôn khổ Tam giác phát triển CLV đã được triển khai gần 20 năm.

Đối với 3 nước, việc xây dựng khu vực Tam giác phát triển này có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng cả về chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế và xã hội nhằm củng cố, tăng cường tình đoàn kết và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa ba nước trên tinh thần láng giềng, hữu nghị truyền thống vốn có.

Thúc đẩy nhanh, hiệu quả các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác Tam giác phát triển bằng những cơ chế, chính sách phù hợp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của UBĐP chung.

Cho đến nay, 3 nước đã tổ chức được 11 Hội nghị Uỷ ban điều phối chung Khu vực Tam giác phát triển CLV.

Cùng với sự nỗ lực sự hợp tác của ba nước, việc xây dựng Tam giác phát triển đã đạt được những kết quả quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: đảm bảo an ninh và ổn định chính trị trong khu vực; phát triển kinh tế - xã hội;  xóa đói, giảm nghèo,…

Chia sẻ tại Diễn đàn xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch khu vực TGPT CLV chiều qua tại Kartie (Campuchia), ông Vũ Văn Trung, Phó Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài cho biết, theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, trong khu vực tam giác phát triển thuộc Lào và Campuchia (gồm 8 tỉnh), Việt Nam có 116 dự án (chiếm 23,1% tổng số dự án của Việt Nam đầu tư sang Lào và Campuchia, với số vốn đăng ký đầu tư là 3,612 tỷ USD (chiếm 44,3% tổng vốn đầu tư sang Lào và Campuchia nói chung).

Trong đó đầu tư tại các tỉnh CLV của Lào là 67 dự án với số vốn là 1,97 tỷ USD, tại các tỉnh của Campuchia là 49 dự án với số vốn là 1,64 tỷ USD.  

Các dự án đầu tư của Việt Nam tại khu vực này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực trồng cây công nghiệp, xây dựng, khai khoáng và thủy điện. Phần lớn các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp gồm trồng và khai thác cao su, trong đó có số dự án đã đi vào khai thác.

Về phía ngược lại, 5 tỉnh của Việt Nam thuộc Khu tam giác phát triển (gồm Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước) hiện đã thu hút 274 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,8 tỷ USD (lớn nhất là Bình Phước hiện có 233 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 2,42 tỷ USD).

Tuy nhiên, trong đó chưa có dự án nào từ Lào và Campuchia (mặc dù Lào và Campuchia đã có một số dự án đầu tư vào các tỉnh thành khác của Việt Nam). Các dự án đầu tư  FDI vào khu vực CLV của Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), cấp nước và xử lý chất thải, xây dựng, kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ. Các đối tác đầu tư chính là Hàn Quốc, BVI, Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, những kết quả hợp tác giữa 3 nước vẫn khiêm tốn và hạn chế, chưa tạo được bước đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực và rút ngắn khoảng cách về phát triển so với bình quân của mỗi nước

Các công trình hợp tác về phát triển kết cấu hạ tầng chậm so kế hoạch đề ra. 

Nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án từ mỗi nước còn rất hạn hẹp, trong khi việc kêu gọi nguồn hỗ trợ từ bên ngoài còn chưa được nhiều; hợp tác thương mại và đầu tư còn nhiều bất cập; các chính sách thuế, thủ tục đầu tư chưa được nhất quán, cơ sở hạ tầng chưa thuận lợi... đã ảnh hưởng đến các dự án đầu tư và hoạt động thương mại; mạng lưới hạ tầng kỹ thuật còn yếu; nguồn nhân lực chất lượng thấp, lao động không có kỹ năng, một số địa phương mật độ dân số quá nhỏ;  Trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao..

“Có rất nhiều nguyên nhân chính việc hợp tác giữa 3 nước chưa phát huy hết tiềm năng, trong đó có thể nhắc đến yếu tố nguồn lực, thể chế và cơ chế của mỗi nước. Hội nghị lần này đánh giá lại những kết qủa đã thực hiện Hội nghị tam giác phát triển khu vực CLV l 11 cũng như đánh giá những điều chưa làm được để có những giải pháp phù hợp cho các năm tới”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ và nhấn mạnh, bằng những nguồn lực, kinh nghiệm sẵn có, Việt Nam được Lào và Campuchia tin tưởng, giao cho chủ động xây dựng các chương trình Hợp tác, các hoạt động bên lề như tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, Hội nghị Thanh niên, Hội chợ cho các tỉnh trong khu vực,…

Cùng với đó là nguồn vốn đầu tư rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam vào các tỉnh trong khu vực TGPT của Lào và Campuchia.

“Đó là vai trò dẫn dắt và chủ động của Việt Nam trong việc cùng xây dựng khu vực tam giác Campuchia-Lào-Việt Nam phát triển”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. 

Hội nghị cũng đã thông qua Báo cáo kết quả SOM được tổ chức sáng qua (09/03), gồm 4 tiểu ban An ninh đối ngoại, Kinh tế, Môi trường xã hội, và điều phối cấp địa phương.

Nổi bật, Về Nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp cao su cho Khu vực TGPT CLV, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, sau Hội nghị cấp cao lần 10 tổ chức tại Hà Nội năm 2018, Bộ NN&PTNT đã tiếp thu ý kiến của phía Lào và Campuchia, gửi bản dự thảo cuối xin ý kiến phía Lào và Campuchia.

Phía Việt Nam đề nghị đầu mối ba nước trao đổi, thống nhất để trình Hội nghị Thượng đỉnh năm 2020 tại Lào thông qua.

Về Trang Thông tin điện tử Khu vực TGPT CLV, Bộ trưởng đề nghị, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của trang Web, tôi đề nghị phía Campuchia và Lào quan tâm hơn nữa đến việc thường xuyên cập nhật tin tức, đặc biệt là phía Lào rất ít đưa tin lên trang Web.

Trong thời gian tới đề nghị nhóm phụ trách trang web của ba nước cần thường xuyên trao đổi, phối hợp để Trang Web có tin tức phong phú, kịp thời đưa thông tin đến cho người xem đặc biệt là các nhà đầu tư quan tâm tới Khu vực của chúng ra.

“Để có cơ sở triển khai thực hiện kế hoạch hành động Kết nối ba nền kinh tế Campuchia - Lào - Việt Nam đến năm 2030, đề nghị ba Bộ trưởng giao tổ công tác ba nước phối hợp xây dựng nội dung cụ thể/chương trình để triển khai thực hiện. Phía Việt Nam sẽ tiếp tục giao Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối triển khai nhiệm vụ này”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu.

Việt Nam có 116 dự án đầu tư nằm trong khu vực tam giác phát triển Campuchia- Lào- Việt Nam
Việt Nam có 49 dự án đầu tư nằm trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam ( TGPT CLV) thuộc Campuchia với tổng vốn đăng ký phía Việt Nam...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư