Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Bộ Công Thương chuẩn bị báo cáo trình Quốc hội về hiệp định CPTPP
Thế Hải - 24/10/2018 15:52
 
Theo Công văn số 10252/VPCP-QHĐP của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ trưởng Bộ Công Thương chuẩn bị báo cáo thuyết minh của Chính phủ về việc xem xét, phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.
TIN LIÊN QUAN
Quốc hội sẽ phê chuẩn Hiệp định CPTPP tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV
Quốc hội sẽ phê chuẩn Hiệp định CPTPP tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV

Ngày 22/10/2018, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 10252/VPCP-QHĐP với nội dung  bổ sung tài liệu trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV trong đó có báo cáo thuyết minh về hiệp định CPTPP.

Theo đó Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ trưởng Bộ Công Thương chuẩn bị báo cáo thuyết minh của Chính phủ về việc xem xét, phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

Tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIV đang diễn ra có nội dung xem xét, phê chuẩn hiệ định CPTPP cùng các văn kiện liên quan. Việc phê chuẩn này nhằm tạo cơ sở quan trọng cho Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng, tạo động lực mới cho sự phát triển của đất nước.

Được biết CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng 60 ngày, sau khi được 6 trong số 11 thành viên phê chuẩn. Hiện đã có 4 trong số 11 thành viên CPTPP đã phê chuẩn hiệp định này gồm Nhật Bản, Singapore, Mexico, và Australia.

Theo đó, quốc gia thứ 4 là Australia vừa phê chuẩn CPTPP gần đây nhất. Ngày 17/10 vừa qua,  Thượng viện Australia đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP.

Trước đó,, vào ngày 8/3/2017, Việt Nam cùng mười nền kinh tế khác đã ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Mặc dù không còn Hoa Kỳ nhưng Hiệp định CPTPP vẫn được coi là Hiệp định thương mại tự do lớn nhất được kết thúc đàm phán trong thời gian gần đây. Dự kiến, Hiệp định sẽ đem lại lợi ích cụ thể cho tất cả các nước tham gia.

Về kinh tế, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam. Hiệp định sẽ góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển. Phần quan trọng khác chính là việc giúp ta cải cách thể chế trong nước, tạo môi trường đầu tư - kinh doanh thông thoáng, minh bạch.

Hiệp định CPTPPP bao trùm 11 nền kinh tế, gộp lại bằng 13,5% GDP toàn cầu, với quy mô thị trường tổng thể bằng 10.000 tỷ USD và dân số trên 500 triệu người. Được tiếp cận tốt hơn vào thị trường với quy mô như vậy rõ ràng sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam.

Trong số 11 nền kinh tế tham gia CPTPP, Việt Nam có những lợi thế so sánh đặc thù. Việt Nam là quốc gia có thu nhập đầu người thấp nhất và do vậy có mức lương thấp nhất. Chính vì vậy, hiệp định này dự kiến sẽ đẩy mạnh hơn nữa các ngành thâm dụng lao động, cụ thể là các ngành chế tạo, chế biến, nông nghiệp/kinh doanh nông nghiệp.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư