Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 18 tháng 04 năm 2024,
Bộ Công thương lên kế hoạch thực hiện Đề án chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại
Thế Hoàng - 02/10/2022 15:57
 
Bộ Công thương đang thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”.
Hệ sinh thái Xúc tiến thương mại số, chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp vươn xa hơn ra thị trường thế giới, cắt giảm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động xúc tiến thương mạ
Hệ sinh thái Xúc tiến thương mại số sẽ giúp doanh nghiệp vươn xa hơn ra thị trường thế giới, cắt giảm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động xúc tiến thương mại.

Bộ trưởng Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định số 1971/QĐ-BCT về Kế hoạch giai đoạn 2021-2025 thực hiện Quyết định số 1968/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030” với 4 nội dung cơ bản.

Nâng cao nhận thức, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại; Xây dựng Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số thống nhất, phù hợp với Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật thoe quy định, đảm bảo khả năng vận hành thông suốt, nâng cấp, mở rộng, kết nối, liên thông chia sẻ dữ liệu.

Hỗ trợ các tổ chức đơn vị, doanh nghiệp/cá nhân có nhu cầu kết nối, tổ chức và tham gia nền tảng Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; Hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại.

Kế hoạch nhằm cụ thể hoá các nội dung, phân công các đơn vị có liên quan triển khai đồng bộ và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1968/QĐ-TTg.

Đảm bảo sự thống nhất, phù hợp Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Công thương, Chương trình chuyển đổi số tại Bộ Công thương giai đoạn 2022-2025 và định hướng Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030.

Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch trên cơ sở đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, lồng ghép hợp lý, hiệu quả các nhiệm vụ, nguồn lực từ trung ương đến địa phương.

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được lấy từ các nguồn: Ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, tài trợ quốc tế và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, cụ thể: Các dự án, nhiệm vụ thuộc phạm vi chi của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do ngân sách trung ương bảo đảm và được tôn trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan; các dự án, nhiệm vụ, nội dung thuộc phạm vi chi của UBND, thành phố trực thuộc trung ương do ngân sách địa phương bảo đảm và được bố trí trong ngân sách hàng năm của địa phương.

Thông qua Kế hoạch, Bộ Công thương cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị liên quan, bao gồm các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương: Cục Xúc tiến thương mại; Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; Vụ Tài chính và đổi mới doanh nghiệp, Vụ Kế hoạch; Cục xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường châu Á- châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ; Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và các đơn vị thuộc Bộ.

Cơ quan xúc tiến thương mại tại các bộ ngành, địa phương, Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Các tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các cơ quan tổ chức có liên quan.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư