
-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật
![]() |
Trước đó, tại văn bản 1200/TTg-CN (ngày 25/9/2019) do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký đã thông báo, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Công thương về việc điều chỉnh quy mô công suất Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II trong Quyết định số 428/QĐ-TTg (ngày 18/3/2016), từ 750 MW thành 1.050±10%MW, tiến độ vận hành 2022-2023.
Đồng thời Thủ tướng Chính phủ có ý kiến Bộ Công thương chịu trách nhiệm về việc giao Liên danh Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng (Việt Nam) và Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) làm chủ đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II theo hình thức đầu tư thông thường (chủ đầu tư tự đầu tư xây dựng, sở hữu và vận hành; không thực hiện theo hình thức đối tác công tư), đảm bảo nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và hiệu quả theo quy định, đồng thời đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo cung ứng đủ điện cho khu vực phía Nam.
Bộ Công Thương cũng được yêu cầu chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan huớng dẫn Chủ đầu tư dự án triển khai bước chuẩn bị đầu tư dự án theo đúng quy định.
Theo các chuyên gia, thẩm quyền giao nhà đầu tư làm chủ đầu tư dự án điện không thuộc Bộ Công thương. Đơn cử, cách đây ít ngày, Thủ tướng đã có văn bản 1210/TTg-CN (ngày 28/9/2019) đồng ý với Bộ Công thương về việc giao Tập đoàn Điện lực AES (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư Dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ II.
Ngoài ra, với cả 2 dự án điện nói trên, việc chọn chủ đầu tư phát triển dự án đang đi theo hướng bằng hình thức chỉ định và giao dự án chứ không phải lựa chọn nhà đầu tư qua đấu thầu.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II là một trong 4 nhà máy thuộc Trung tâm Điện lực Ô Môn (Cần Thơ) theo quy hoạch điện VII điều chỉnh với công suất 750 MW, tổng mức đầu tư dự kiến là 26.310 tỷ đồng, dự kiến vận hành năm 2026.
Tại dự án này, Bộ Công Thương nhận được 2 đề xuất thực hiện đầu tư. Một là đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc giao cho EVNGENCO2 làm chủ đầu tư. Hai là đề xuất của Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng (Vietracimex) về việc giao Liên danh Vietracimex - Tập đoàn Marubeni đầu tư.

-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Chuẩn bị các điều kiện, triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân -
Việt Nam có thể biến thách thức thành cơ hội để phục hồi bền vững -
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật -
Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách -
Tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh -
Quốc hội chốt chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, có hiệu lực ngay
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới