-
Vụ án VNCERT: Kêu gọi Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn ra đầu thú -
Khởi tố Giám đốc Công ty Dược phẩm NAC về hành vi trốn tránh nghĩa vụ thuế -
Nguy cơ dự án môi trường đô thị 38 triệu USD tại Quảng Bình không thể hoàn thành -
Công bố kết luận điều tra giai đoạn 2 vụ “chuyến bay giải cứu” -
Bộ Công an sẽ tiếp nhận, giải quyết tin báo về hành vi sửa bill, sửa sao kê tiền từ thiện -
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật 3 cựu bí thư tỉnh ủy
“Lách luật” trong các gói thầu hàng trăm tỷ đồng
Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB Giáo dục).
Cùng với đó, cơ quan này cũng chuyển toàn bộ hồ sơ, đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao truy tố Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên NXB Giáo dục, về tội “nhận hối lộ”;
Các bị can Tô Mỹ Ngọc, Chủ tịch HĐQT Công ty Giấy Phùng Vĩnh Hưng và Nguyễn Trí Minh, Giám đốc Công ty Giấy Minh Cường Phát cùng bị đề nghị truy tố về tội “đưa hối lộ”; 5 bị can là cựu cán bộ NXB Giáo dục bị đề nghị truy tố tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Kết luận điều tra xác định, từ năm 2017, Tô Mỹ Ngọc và Nguyễn Trí Minh đã nhiều lần gặp, đặt vấn đề và hứa hẹn cảm ơn Nguyễn Đức Thái để được tạo điều kiện cho tham gia, trúng thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa, sách bài tập phục vụ năm học 2018-2019 tại NXB Giáo dục.
Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên NXB Giáo dục (bên trái) và một số bị can trong vụ án. Ảnh: BCA |
Dù không bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu để tổ chức mua sắm giấy in, nhưng NXB Giáo dục đã lựa chọn hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn theo quy định của Luật Đấu thầu.
Theo các quy định liên quan, chỉ áp dụng hình thức này đối với các gói thầu có giá trị không quá 1 tỷ đồng, song các bị can vẫn áp dụng đối với 7 gói thầu có tổng giá trị lên tới hơn 420 tỷ đồng; trong đó gói thầu thấp nhất cũng trên 17 tỷ đồng. Các gói thầu trên được xác định đã gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng cho NXB Giáo dục.
Để “cảm ơn” vì được tạo điều kiện, Ngọc đã đưa hối lộ cho Nguyễn Đức Thái 3,2 tỷ đồng; còn Minh đưa 2,9 tỷ đồng.
Ngoài ra, từ năm 2018-2021, các công ty của Tô Mỹ Ngọc còn tham gia và trúng 13 gói thầu tại NXB Giáo dục, với tổng trị giá hơn 2.100 tỷ đồng; Công ty Giấy Minh Cường Phát của Nguyễn Trí Minh trúng 5 gói thầu, với tổng trị giá hơn 200 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra cáo buộc, tổng các lần nhận hối lộ của Nguyễn Đức Thái từ 2 doanh nghiệp trên trong giai đoạn 2017-2022 đã lên tới 24,9 tỷ đồng.
Theo Cơ quan điều tra, việc mua sắm giấy in để phục vụ in sách giáo dục là hoạt động thường xuyên của NXB Giáo dục, được thực hiện hàng năm. Giá giấy in chiếm 30-40% cơ cấu giá bán sách giáo khoa. Vì thế, việc mua giấy in với giá cao sẽ làm tăng giá sách.
Cùng với đó, hành vi thực hiện mua sắm giấy in theo hình thức chào hàng cạnh tranh cho phép chủ đầu tư tự quyết định danh sách rút gọn, làm hạn chế sự tham gia của các đơn vị cung cấp có năng lực, có chất lượng tốt và giá bán thấp, không đảm bảo sự cạnh tranh, tính công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Kiểm soát viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo "vô can"
NXB Giáo dục là công ty do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan đại diện chủ sở hữu. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền và trách nhiệm trong việc phê duyệt kế hoạch 5 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm; ban hành quy chế tài chính; tổ chức thực hiện giám sát, kiểm tra và đánh giá hoạt động.
Để thực hiện chức năng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cử 2 kiểm soát viên là ông Tô Thanh Bình và bà Nguyễn Thị Kiều Oanh để thực hiện kiểm soát việc tổ chức và thực hiện quyền của chủ sở hữu trong quản lý, điều hành và việc chấp hành quy định của pháp luật tại NXB Giáo dục.
Có 2 kiểm soát viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao kiểm soát các hoạt động tại NXB Giáo dục. Ảnh minh họa |
Sau quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đánh giá, các kiểm soát viên đã thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm đối với tổng thể các hoạt động chung tại NXB Giáo dục theo quy định.
Trong khi đó, các kiểm soát viên này không có trách nhiệm tham gia hoạt động đấu thầu; đã thực hiện việc kiểm soát thông qua báo cáo đối với hoạt động mua sắm giấy in nhưng không phát hiện ra sai phạm; không biết các bị can thông đồng, làm trái quy định.
Do đó, Cơ quan điều tra xác định, không đủ căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự đối với các kiểm soát viên này, mà kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước cần quy định rõ về hạn mức được áp dụng đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu.
Cùng với đó, kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rõ việc kiểm soát viên được giám sát trực tiếp trong suốt quá trình đấu thầu và các trường hợp bắt buộc phải báo cáo về kết quả lựa chọn nhà thầu.
-
Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 2: Công thức kiếm tiền phi pháp -
Công bố kết luận điều tra giai đoạn 2 vụ “chuyến bay giải cứu” -
Bộ Công an sẽ tiếp nhận, giải quyết tin báo về hành vi sửa bill, sửa sao kê tiền từ thiện -
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật 3 cựu bí thư tỉnh ủy -
Trưởng ban Khu công nghệ cao TP.HCM bị cách tất cả chức vụ trong Đảng -
Bà Nguyễn Phương Hằng tuyên bố chấm dứt vĩnh viễn livestream -
Chủ đầu tư Dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập bị xử phạt 520 triệu đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/10 -
2 Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
3 Hé lộ phương án đầu tư nâng cấp tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 2: Công thức kiếm tiền phi pháp -
5 Không nhất thiết phải thay đổi lãi suất điều hành
- Giải thưởng “Sáng kiến ESG Việt Nam 2024” vinh danh 10 doanh nghiệp xuất sắc
- Yên tâm chăn nuôi vì được hỗ trợ toàn diện
- Trải nghiệm tham gia trực tiếp Podcast “Have a sip” tại TP.HCM cùng Marriott Bonvoy®
- ROX Group là “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” 4 năm liên tiếp
- Nuôi heo Japfa là muốn nuôi tiếp
- Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1 nhân đôi hỗ trợ học sinh các tỉnh thiên tai