
-
Triển khai chính quyền địa phương 2 cấp tạo hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế
-
Đại biểu nêu giải pháp quyết liệt phòng, chống hàng giả, hàng nhái
-
Tập trung xử lý dứt điểm 2.365 dự án tồn đọng, vướng mắc
-
Quốc hội “chốt” giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026, đối tượng được giảm thuế mở rộng
-
Hà Nội triển khai đồng bộ an toàn dữ liệu trong quá trình sáp nhập hành chính -
Báo chí cống hiến thầm lặng, góp phần xây dựng Quảng Nam ngày càng phát triển
Theo Bộ Y tế, quan điểm phát triển ngành dược thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, sẽ đẩy mạnh công nghệ bào chế thuốc trong nước, phát triển công nghiệp nguyên liệu làm thuốc…
Ngoài ra, chủ trương thời gian tới sẽ tổ chức lại hệ thống phân phối và cung ứng thuốc theo hướng chuyên nghiệp hóa.
![]() | ||
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế phát biểu tại Hội thảo |
Các mục tiêu căn bản được đặt ra theo lộ trình cụ thể.
Đến năm 2020, sản xuất thuốc sẽ đáp ứng được 70% giá trị tiền thuốc, sản xuất bao bì đáp ứng được 50% nhu cầu.
Ngoài ra, sản xuất trang thiết bị phục vụ ngành công nghiệp dược đến năm 2020 sẽ đáp ứng được 50% nhu cầu; sản xuất vắc xin đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng vắc xin phục vụ công tác tiêm chủng mở rộng quốc.
Đến năm 2030, mục tiêu sản xuất thuốc trong nước phải đáp ứng được 75% giá trị tiền thuốc, sản xuất trang thiết bị phục vụ ngành công nghiệp dược đáp ứng dược 60% nhu cầu…
Theo ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục quản lý Dược, Bộ Y tế, những tồn tại trong đăng ký thuốc thời gian qua có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.
Về khách quan, hồ sơ đăng ký thuốc rất nghiêm ngặt nên dẫn đến doanh nghiệp cảm thấy “ngột ngạt”, trong khi đó các thông lệ quốc tế thường xuyên thay đổi cũng khiến cho việc cập nhật các thông tin mất nhiều thời gian.
Về chủ quan, hiện tại nhiều quy định cũng đã không còn phù hợp thực tế, chẳng hạn phí thẩm định quy định thấp đã không đủ bù đắp công sức cho chuyên gia.
Theo ông Cường, trước đây, 1 ngày chuyên gia có thể đọc 10 – 15 hồ sơ đăng ký thuốc, nhưng sau khi Thông tư 22 (quy định về quản lý đăng ký thuốc) ra đời với nhiều quy định chặt chẽ hơn, mỗi ngày chuyên gia chỉ đọc 3 – 5 hồ sơ. Điều này cũng dẫn đến quá tải trong đăng ký thuốc.
Các quy định không khả thi, không còn phù hợp sẽ được Bộ Y tế kiến nghị loại bỏ, sửa đổi tại Dự thảo Sửa đổi Luật Dược.
Chí Tín
-
Quốc hội “chốt” giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026, đối tượng được giảm thuế mở rộng -
Ban hành 34 nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã -
Hà Nội triển khai đồng bộ an toàn dữ liệu trong quá trình sáp nhập hành chính -
Báo chí cống hiến thầm lặng, góp phần xây dựng Quảng Nam ngày càng phát triển -
Vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Hướng đến quản trị hiện đại, kiến tạo phát triển -
Phương án chuyển giao nhiệm vụ, nhân sự và tài sản khi giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia -
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp từ ngày 1/7/2025
-
Stavian Hóa chất lọt top 15 trong 100 nhà phân phối hóa chất lớn nhất toàn cầu
-
ITL khẳng định vị thế quốc tế tại Triển lãm Transport Logistic & Air Cargo Europe 2025
-
VIC đồng hành cùng giải thưởng Hubexo Asia Awards 2025
-
Sunhouse vươn tầm quốc tế từ chất Việt tiên phong
-
Coteccons và Unicons: Hai năm liên tiếp nằm trong top 10 nhà thầu hàng đầu Việt Nam
-
Nhà phố thương mại trong lòng khu công nghiệp - xu hướng tất yếu của tương lai