
-
Sáng tạo nội dung số để lan tỏa tinh thần “Yêu nước theo cách của bạn”
-
iPhone 17 Pro Max dày hơn để có pin khủng, có thể đổi tên thành Ultra
-
Việt Nam nhắm đích thu 2,42 tỷ USD từ ngành game
-
Không thể chậm trễ ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
-
Chìa khóa giúp 5G tăng trưởng -
FPT công bố hợp tác và đầu tư chiến lược với Sumitomo và SBI Holdings trong lĩnh vực AI
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Thông tin và Truyền thông tháng 5/2023, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, thời gian gần đây xuất hiện hình thức lừa đảo trực tuyến mới là cuộc gọi video deepfake. Các đối tượng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra những video hoặc hình ảnh giả, sao chép chân dung để tạo ra các đoạn video giả người thân, bạn bè để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo trực tuyến
Deepfake đang là một mối đe dọa đối với sự trung thực và tin cậy của video và hình ảnh. Nó có thể được sử dụng không chỉ để lừa đảo trực tuyến mà còn sử dụng cho các mục đích khác như tấn công chính trị, tạo ra những tin tức giả mạo hoặc phá hoại danh tiếng của người khác. Phần lớn hình thức lừa đảo trực tuyến này nhắm tới việc lừa đảo tài chính.
![]() |
Các đối tượng xấu sử dụng công nghệ Deepfake ghép mặt, giọng nói giống hệt người quen. Ảnh minh họa |
Chuyên gia bảo mật của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chỉ rõ các dấu hiệu của cuộc Deepfake lừa đảo mà bằng mắt thường vẫn có thể phát hiện như: Thời gian gọi thường rất ngắn chỉ vài giây; Khuôn mặt của họ thiếu tính cảm xúc và khá "trơ" khi nói, hoặc tư thế của họ trông lúng túng, không tự ; Hướng đầu và cơ thể của họ trong video không nhất quán với nhau…
Ngoài ra, cũng có thể thấy màu da của nhân vật trong video bất thường, ánh sáng kỳ lạ và bóng đổ không đúng vị trí. Điều này có thể khiến cho video trông rất giả tạo và không tự nhiên. Âm thanh cũng là một vấn đề có thể xảy ra trong video. Âm thanh sẽ không đồng nhất với hình ảnh, có nhiều tiếng ồn bị lạc vào clip hoặc clip không có âm thanh.
"Điều này có thể khiến cho video trông rất giả tạo và không tự nhiên", đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết.
Có thể xảy ra tình huống mà tài khoản chuyển tiền không phải của người đang thực hiện cuộc gọi. Và thường kẻ gian sẽ ngắt giữa chừng, bảo là mất sóng, sóng yếu...
“Tóm lại, các yếu tố kỳ lạ như trên là báo hiệu đỏ của deepfake. Người dân nên luôn cảnh giác và tuyệt đối bình tĩnh”, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ.
Tại cuộc họp báo, ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, để giải quyết gốc rễ vấn đề lừa đảo trực tiếp như deepfake cần nhiều giải pháp như giải pháp công nghệ giúp nhận diện cuộc gọi lừa đảo, hạn chế các tài khoản ngân hàng không chính chủ, thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao.
"Ngoài các giải pháp công nghệ, chúng ta cần đánh giá lại gốc của vấn đề là phần lớn lừa đảo liên quan đến tài chính. Để lấy được tiền của nạn nhân, kẻ lừa đảo cần có tài khoản ngân hàng. Trong khi đó, chúng ta vẫn còn những tài khoản ngân hàng không chính chủ, chỉ cần 2-3 triệu là mua được”, ông Trần Quang Hưng chia sẻ.

-
Người dùng sắp có thể mua sắm trực tiếp qua ChatGPT -
ChatGPT thêm tính năng mới, người dùng lo ngại bị lộ vị trí -
Không thể chậm trễ ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân -
Màu Sky Blue - Tâm điểm mới trên iPhone 17 Pro Max -
Chìa khóa giúp 5G tăng trưởng -
FPT công bố hợp tác và đầu tư chiến lược với Sumitomo và SBI Holdings trong lĩnh vực AI -
vnEdu Connect: Cầu nối hiệu quả giữa nhà trường và gia đình
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)