Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Hàng bán dưới giá thành 4,5 lần lấy đâu ra hàng thật
Thế Hoàng - 24/08/2019 10:09
 
Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh cho rằng, hàng hóa bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, bán dưới giá thành 4,5 lần thì lấy đâu ra hàng thật.
Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh đề nghị Cục trưởng Cục Thương mại điện tử phải kiểm soát thật nghiêm tình trạng kinh doanh qua thương mại điện tử trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh đề nghị Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phải kiểm soát thật nghiêm tình trạng kinh doanh qua thương mại điện tử trong thời gian tới

Tại cuộc họp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số về phòng chống gian lận thương mại thông qua thương mại điện tử, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh đề nghị Cục trưởng Cục Thương mại điện tử phải kiểm soát thật nghiêm tình trạng kinh doanh qua thương mại điện tử trong thời gian tới.

Thương mại điện tử  tại Việt Nam đang có sự bứt phá mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình những năm qua là từ 25% - 30%/năm. Riêng năm 2018, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam đạt mức 30% với tổng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử (B2C) đạt trên 8 tỷ USD.

Thương mại điện tử đem lại nhiều hiệu quả tích cực, nhưng nếu không quản lý tốt, nó sẽ trở thành một mảnh đất dung dưỡng cho lừa đảo, trục lợi người tiêu dùng, phá hoạt sản xuất, phá hoại thị trường. Chất vấn Cục trưởng Cục thương mại và Kinh tế số, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Cục trưởng không thể nêu rõ, trên toàn quốc có bao nhiêu website, sàn thương mại điện tử đang hoạt động.

“Cần phải có đánh giá việc quản ký kinh doanh qua thương mại điện tử. Sản phẩm bán tràn lan trên mạng, bán dưới giá thành 4,5 lần thì hàng thật ở đâu ra. Việc phân chia trách nhiệm của các đơn vị hiện vẫn chưa rõ ràng, vậy ai sẽ là người làm? Bộ trưởng Công Thương đặt câu hỏi.

Nếu thiếu về nguồn lực, chuyên môn hay cơ chế phối hợp thì các đơn vị phải nêu thực trạng và có đề xuất cụ thể để công tác phối hợp quản lý được hiệu quả.

Do tính chất đặc thù của thương mại điện tử như người mua và người bán không gặp mặt mà chỉ liên lạc trên môi trường mạng, các công cụ tìm kiếm thuận tiện, cho phép người mua tìm kiếm dễ dàng, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã xuất hiện ngày càng nhiều trên các gian hàng trực tuyến.

Những vi phạm liên quan tới hàng giả, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng trở nên tinh vi trên môi trường Internet.

Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường không ngại ngần chỉ rõ, thương mại điện tử là mối nguy lớn với thương mại của Việt Nam trong tương lai gần, nếu như không có giải pháp quản lý chặt hơn.

“Thương mại điện tử đang là kênh bán hàng giả, hàng nhái, giả mạo xuất xứ, thậm chí kể cả hàng cấm và gây thất thu thuế rất lớn cho nền kinh tế”, ông Trần Hữu Linh khẳng định và chỉ ra 3 đối tượng kinh doanh thương mại điện tử phổ biến hiện nay gồm: sàn thương mại điện tử, bán hàng trên mạng xã hội và các website thương mại điện tử.

Hầu hết vi phạm do người bán hàng không thực hiện đúng trách nhiệm của chủ gian hàng trên sàn thương mại điện tử.

Khó khăn của kinh doanh trên thương mại điện tử là kiểm tra rất khó, và cũng khó xác minh, phát hiện kho hàng. Chưa kể, các công ty chuyển phát cũng góp phần vào việc vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, ông Linh nêu.

Bán hàng truyền thống thì gian hàng hữu hạn nhưng với thương mại điện tử thì gian hàng vô hạn, nếu không ràng buộc trách nhiệm của chủ sàn thì rất khó kiểm tra kiểm soát.

Cùng với quy mô thị trường gia tăng thì các hành vi gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng nhái cũng bùng nổ theo. Đến hết 2018, tổng số sản phẩm vi phạm đã gỡ bỏ trên các sàn thương mại điện tử là 35.943 và hơn 3000 tài khoản trên các sản đã bị khoá.

Sắp tới lãnh đạo Cục Thương mại điện tử cho biết, sẽ tăng cường tiến hành rà soát các website, kiểm tra phân loạt các website, ứng dụng thương mại điện tử các nhóm mặt hàng được phẩm, mỹ phầm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

Tổng cục Quản lý thị trường “bắt tay” Tập đoàn Moet Hennessy Louis Vuitton chống hàng giả
Tổng cục Quản lý thị trường và Tập đoàn Moet Hennessy Louis Vuitton (LVMH) vừa ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác trong công tác chống hàng giả và...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư