
-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
-
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng
-
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã
-
Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã xong trước 21/4 -
Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với thành phố Sejong, Hàn Quốc
![]() |
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (Ảnh: Vnexpress) |
Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh là thành viên Chính phủ thứ hai đăng đàn trong phiên chất vấn của Quốc hội kéo dài từ ngày 6-8/11, với những giải trình về quản lý, điều tiết điện; quy hoạch năng lượng và quản lý thị trường, xúc tiến thương mại.
Ngay đầu phiên chất vấn, đã có 77 đại biểu đăng ký chất vấn "tư lệnh" ngành Công Thương. Các đại biểu Phương Thị Thanh (Bắc Kạn); Lê Thu Hà (Lào Cai); Đôn Tuấn Phong (An Giang); Trần Đình Gia (Hà Tĩnh); Phan Viết Luận (Bình Phước);... chất vấn Bộ trưởng về tiến độ đưa điện về nông thôn; phát triển điện mặt trời; chính sách mới để phát triển năng lượng sạch; hiệu quả của việc sắp xếp lại bộ máy quản lý thị trường; giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới...
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết cả nước, chương trình đưa điện về nông thôn không hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 hầu hết các hộ được sử dụng điện, cụ thể còn khoảng 921.500 hộ thuộc 8.085 thôn bản bản chưa có điện, cấp điện nhưng chưa ổn định, liên tục; toàn bộ phần cấp điện cho các trạm bơm của 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị.
Bộ trưởng thừa nhận tình trạng chậm trễ, chưa hoàn thành dự án này. Quy mô dự án khoảng 30.000 tỷ, Bộ đã xây dựng cơ cấu vốn để thực hiện trong đó có cơ cấu lớn từ vốn vay WB và EU, tuy nhiên từ cuối năm 2017 đến đầu 2018 (trần nợ công lúc đó lên rất cao) nên các dự án này tạm thời chưa được bố trí vốn,... đến thời điểm này mới thực hiện được trên 10% khối lượng dự án với 18% vốn được giải ngân.
Lý do cơ bản không đủ nguồn lực từ nguồn ngân sách trung ương để cấp phát thực hiện Chương trình theo Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28 tháng 08 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020.
Đến nay, vốn Ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 mới bố trí khoảng 2.218 tỷ đồng (vốn trong nước) và vốn do Liên minh Châu Âu tài trợ không hoàn lại khoảng 2.525 tỷ đồng (vốn ODA). Huy động vốn ngân sách cho Chương trình đạt khoảng 4.743 tỷ đồng và đối ứng của các chủ đầu tư, đạt khoảng 18,5% tổng nhu cầu vốn.
Bộ trưởng cho rằng, vẫn còn thiếu tới 81,5% tổng nhu cầu vốn, tương ứng với ngân sách trung ương thiếu 20.856 tỷ đồng.
"Việc cấp điện cho các hộ dân chưa có điện thuộc khu vực nông thôn, miền núi vùng sâu vùng xa, biên giới và hải đảo là rất cần thiết. Bộ trưởng đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kéo dài Chương trình sang giai đoạn 2021 – 2025".
Được biết, mục tiêu của Chương trình điện nông thôn là đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện, cụ thể: đạt 100% số xã có điện trên phạm vi cả nước: 17 xã (hiện đã hoàn thành đạt 100%); Số thôn, bản được cấp điện: khoảng 9.890 thôn, bản; Số hộ dân được cấp điện từ điện lưới quốc gia: khoảng 1.055.000 hộ dân; Số hộ dân được cấp điện từ nguồn điện năng lượng tái tạo ngoài lưới điện quốc gia khoảng 21.000 hộ.
Quy mô thực hiện tạiu 48 tỉnh thành. Chương trình có vốn 30.116 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020: khoảng 2.218 tỷ đồng (vốn trong nước). Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài: nhu cầu khoảng 23.379 tỷ đồng (trong đó: 2.525 tỷ đồng đã có Hiệp định Tài chính với EU; 19.720 tỷ đồng tiếp tục vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi). Vốn do các địa phương thu xếp từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác (đối ứng): khoảng 3.122 tỷ đồng.

-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
-
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng
-
Phát huy tinh thần "thần tốc, táo bạo" trong xây dựng các dự án hạ tầng trọng điểm
-
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã -
Tiếp tục lấy ý kiến sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước -
Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã xong trước 21/4 -
Trật tự cũ đang rạn vỡ: Việt Nam và thế giới trong cuộc “cách mạng không trung tâm” -
Sáp nhập các địa phương: Không phân lẻ đô thị thuộc tỉnh thành các phường -
Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với thành phố Sejong, Hàn Quốc -
Hải Phòng và Hải Dương thống nhất phương án hợp nhất 2 địa phương
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu