-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau |
Báo Đầu tư có bài phỏng vấn ông Nguyễn Tiến Hải, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau xoay quanh những vấn đề trên.
Trong điều kiện khó khăn như sạt lở bờ biển, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2019 của tỉnh Cà Mau diễn tiến ra sao?
Cà Mau là tỉnh cực Nam vùng Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong thời gian gần đây tình trạng sạt lở bờ biển, bờ sông diễn ra trầm trọng; bên cạnh đó, bệnh tả heo châu Phi đã xâm nhập và lây lan rất nhanh.
Tuy nhiên, nhờ sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị; sự quan tâm, hỗ trợ của cơ quan Trung ương; sự nỗ lực, đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau 9 tháng năm 2019 tiếp tục phát triển so với cùng kỳ.
Cụ thể, sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp tiếp tục ổn định, tổng sản lượng thủy sản tăng 4,3%; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng 7,9%; sản lượng sản xuất của các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng đã thúc đẩy chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,9%; thu ngân sách tăng 21,5% và đạt 90,8% dự toán;
Chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng được nâng lên và thu hút được nhiều du khách đến tham quan du lịch (khách du lịch đến Cà Mau đạt 1.157.423 lượt, tăng 15,4% so cùng kỳ, đạt 69,7% kế hoạch; tổng doanh thu đạt trên 1.860 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ, đạt 77% kế hoạch);
Công tác bảo đảm an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt; số vụ tai nạn và va chạm giao thông giảm, an ninh chính trị được giữ vững.
Điều gì khiến ông hài lòng trong thực hiện chỉ đạo điều hành vừa qua và những thách thức cần khắc phục trong thời gian tới để ổn định đời sống, phát triển sản xuất?
Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo các nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tiếp tục đổi mới theo hướng bám sát nhiệm vụ, sát thực tiễn, kiểm tra thực chất hiệu quả từng nhiệm vụ cụ thể, đề cao trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu.
Đồng thời, thường xuyên sâu sát địa phương, cơ sở, tăng cường đối thoại, trả lời kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; chủ động cung cấp thông tin, giải quyết dứt điểm những vấn đề dư luận xã hội quan tâm thuộc lĩnh vực quản lý. Trong đó, tỉnh đã quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo thể chế và môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư, thực hiện hoàn thành 20/30 nhiệm vụ cải cách hành chính theo kế hoạch đề ra.
Thời gian qua, tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân được nâng lên; kết quả đánh giá mức độ hài lòng rất cao, đạt trên 88%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hẹn đạt trên 99,6%.
Tuy nhiên, cũng nhìn nhận một thực tế là kinh tế - xã hội tỉnh còn một số khó khăn nhất định như: Kim ngạch xuất khẩu giảm 1,3% so cùng kỳ và đạt thấp so kế hoạch (57,8%); tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so kế hoạch; tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến phức tạp, gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân; một số bệnh truyền nhiễm trên người tăng cao so với cùng kỳ; dịch tả heo châu Phi tiếp tục diễn biến vô cùng phức tạp, mặc dù tỉnh đã chủ động, tích cực và quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp để ngăn chặn nhưng đến cuối tháng 5/2019, dịch bệnh đã xâm nhập vào địa bàn và đến nay đã lan rộng trên địa bàn 78/97 đơn vị cấp xã có chăn nuôi heo.
Ngoài ra, theo dự báo của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đến sớm hơn so với các năm trước và sẽ diễn ra phức tạp, gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của người dân, đặc biệt là trong lĩnh vực ngư - nông - lâm nghiệp. Đây là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng cuối năm.
Để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm nay, làm tiền đề để hoàn thành nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ 2015 - 2020, tỉnh Cà Mau có những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm nào?
Trong những tháng cuối năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như sau:
- Khẩn trương xây dựng Kế hoạch ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 - 2020; rà soát củng cố hệ thống công trình thuỷ lợi, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình giữ ngọt, chống xâm nhập mặn; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai cuối mùa mưa. Tiếp tục triển khai nghiêm túc, kịp thời các Phương án phòng, chống, giảm thiểu thiệt hai do dịch tả heo châu Phi gây ra. Triển khai đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả Kế hoạch chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; trong đó tập trung thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC).
- Thực hiện tốt những nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2019, siết chặt quản lý chi ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 đã được giao. Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính. Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Tích cực tuyên tuyền, giới thiệu về ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống nhằm chuyển biến nhận thức, thay đổi tập quán sản xuất nông nghiệp. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch, nâng cao chất lượng quản lý, kinh doanh dịch vụ du lịch, bảo đảm phát triển du lịch bền vững.
- Thực hiện đầy đủ các chính sách an sinh xã hội, đồng bộ bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn. Đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025