
-
TP.HCM: Tháng cao điểm phát hiện hàng tấn thực phẩm bảo vệ sức khỏe không nguồn gốc
-
Đồng Nai: Buộc Công ty TNHH Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài nộp hơn 154 tỷ đồng
-
Phát hiện vụ thẩm lậu 1.400 tấn chân gà đông lạnh, trốn thuế 7 tỷ đồng
-
Không khởi tố hình sự liên quan tố cáo C.P. Việt Nam vi phạm an toàn thực phẩm
-
Khởi tố vợ chồng giám đốc công ty sản xuất gần 70.000 chai dầu gió giả tại TP.HCM -
Triệt phá đường dây tổ chức, đánh bạc trá hình qua đại lý xổ số
Một phần là do tình trạng này đang diễn ra hết sức đa dạng, tăng mạnh, xảy ra trên các tỉnh, thành phố, cơ quan, doanh nghiệp, các lĩnh vực với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây hậu quả xấu đến tình hình kinh tế. Mặt khác, đã có một số ít cán bộ thoái hoá, biến chất, suy thoái về đạo đức, sách nhiễu, tiếp tay cho doanh nghiệp vi phạm pháp luật hoặc hoạt động dưới dạng bảo kê cho doanh nghiệp.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh cũng chỉ ra, ở Việt Nam, tiền đóng thuế chiếm hơn 70% ngân sách nhà nước, giữ vai trò chủ đạo, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
![]() | ||
Cơ quan tố tụng đang xem xét dấu hiệu trốn thuế của "ông bầu" Nguyễn Đức Kiên. Ảnh: Internet. |
Do vậy, nếu trốn thuế càng nhiều thì nguồn ngân sách giảm càng lớn, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế đất nước. Đặc biệt, chính sách thuế trong điều kiện hội nhập có độ nhạy cảm cao về kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Trong điều kiện của Việt Nam, nền kinh tế chuyển đổi và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, thực hiện cam kết với WTO về thuế đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Các mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh trong xử lý các lợi ích khác nhau trong nền kinh tế. Trong khi đó, các văn bản pháp luật về thuế còn thiếu đồng bộ, có những sơ hở, thiếu sót, cơ chế quản lý thu thuế còn nhiều bất cập...
Mặt khác, thực tế trong qua 5 năm thực hiện công tác phối hợp giữa ngành Thuế và Công an trong đấu tranh phòng chống hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trong lĩnh vực thuế còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện quy chế phối hợp như: Chính sách pháp luật thường xuyên sửa đổi, bổ sung; hành vi trốn thuế, gian lận ngày càng tinh vi, phức tạp, đòi hỏi phải tập trung nhiều lực lượng, nhiều thời gian. Trong khi đó, kinh phí phục vụ cho công tác xác minh, điều tra không được bố trí nên gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, hiện tội phạm về thuế hoạt động có tổ chức, liên quan đến nhiều địa phương, trong khi đó sự phối hợp giữa các địa phương chưa chặt chẽ nên khó trong việc điều tra, xử lý... Một số cán bộ chiến sỹ, công chức của hai lực lượng chưa qua đào tạo, trình độ nhận thức chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, tạo sự chậm trễ trong công việc, gây phiền hà không đáng có đối với hoạt động sản xuất của cơ quan, doanh nghiệp.
Liên quan về vấn đề này, tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Bộ Công an) và Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) trong đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trong lĩnh vực thuế vừa diễn ra tại Hà Nội, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an đã chỉ ra những rào cản gây khó khăn cho công tác đấu tranh ngăn chặn các vi phạm chính sách thuế như: Tình hình chính sách pháp luật thường xuyên sửa đổi, bổ sung. Hành vi trốn thuế, gian lận ngày càng tinh vi phức tạp. Hiện nay, tội phạm về thuế hoạt động có tổ chức, liên quan đến nhiều địa phương, trong khi đó sự phối hợp giữa các địa phương chưa chặt chẽ nên việc điều tra, xử lý rất khó khăn...
"Đó cũng là nguyên nhân, thời gian qua, lực lượng Thuế và Công an mới tập trung đấu tranh vào lĩnh vực thuế GTGT, còn các lĩnh vực khác chưa đề cập sâu như thuế xuất nhập khẩu, thuế nhà đất. Ví dụ, các thủ đoạn lợi dụng tạm nhập tái xuất, buôn bán tiểu ngạch qua biên giới, tội phạm lợi dụng việc giao dịch điện tử hoặc thanh toán qua ngân hàng để thanh toán, khấu trừ, hoàn thuế. Đặc biệt, hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, để nghi ngờ doanh nghiệp chuyển giá trốn thuế thì dễ, nhưng để tìm được bằng chứng thì không đơn giản"- Thứ trưởng Lê Quý Vương nhận định.
Điều đó dẫn tới số vụ việc được khởi tố, điều tra không nhiều và tiến độ điều tra chậm làm giảm tác dụng răn đe và giảm hiệu quả của công tác phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực thuế. Đặc biệt các vụ dây dưa nợ thuế là hành vi vi phạm pháp luật phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp nhưng chưa được xử lý triệt để.
Mặt khác, đối với những doanh nghiệp có dấu hiệu tội phạm cần thiết phải kiểm tra ngay để phát hiện thu thập tài liệu chứng cứ, điều này rất cần sự có mặt của lực lượng Công an, nhưng không thể thực hiện ngay được. Do đó, đến khi ban hành quyết định kiểm tra thì doanh nghiệp đã tẩu tán tài liệu, chứng cứ và kịp đối phó với cơ quan chức năng.
Do vậy, nhiệm vụ đặt ra là 2 ngành cần tăng cường trao đổi thông tin về các phương thức, thủ đoạn của tội phạm, thông tin về thuế, hải quan như: Tình trạng mua bán hoá đơn, hoàn thuế, DN mất tích, bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, thanh toán qua ngân hàng, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có dấu hiệu chuyển giá... để xây dựng phướng án phòng ngừa. Nhiên cứu, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực thuế như: Quy định về cơ chế hạch toán, thủ tục hoàn thuế, quy định về kiểm soát hàng xuất nhập khẩu tại cửa khẩu...
Trong 5 năm (2007-2013), ngành Thuế và Công an đã phối hợp trao đổi 27.516 công văn, tài liệu liên quan đến lĩnh vực thuế. Kết quả, cơ quan Công an đã khám phá và phối hợp với cơ quan Thuế xử lý hình sự 218 vụ; xử lý hành chính 10.155 vụ vi phạm trong lĩnh vực thuế. Hai đơn vị đã xử lý, thu hồi nộp ngân sách 782,6 tỷ đồng tiền thuế trốn, tiền phạt vi phạm hành chính về thuế. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, con số phát hiện ra vi phạm về thuế mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Thực trạng vi phạm trong lĩnh vực thuế và hải quan rất cao, nhiều lĩnh vực, bộ phận khá nghiêm trọng. Thực tế hiện nay, trong tổng số 460.000 doanh nghiệp cấp phép đăng ký kinh doanh nhưng cũng có trên dưới 50.000 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh nhưng không có kê khai thuế, đây cũng là nhóm có nhiều rủi ro. Còn qua công tác thanh, kiểm tra của ngành Thuế cho thấy, trung bình 1 năm ngành Thuế thanh tra khoảng 18 đến 20% doanh nghiệp (tương đương 11.000 đến 12.000doanh nghiệp) nhưng có đến 92% DN có vi phạm về thuế. Và mỗi năm qua công tác thanh tra đã góp phần làm tăng thu ngân sách 12.600 tỷ đồng. Riêng 9 tháng đầu năm 2013 đã thu được 8.500 tỷ đồng. |
Thu Hằng (baohaiquan.vn)
-
Đồng Nai: Buộc Công ty TNHH Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài nộp hơn 154 tỷ đồng
-
Phát hiện vụ thẩm lậu 1.400 tấn chân gà đông lạnh, trốn thuế 7 tỷ đồng
-
Không khởi tố hình sự liên quan tố cáo C.P. Việt Nam vi phạm an toàn thực phẩm
-
Khởi tố vợ chồng giám đốc công ty sản xuất gần 70.000 chai dầu gió giả tại TP.HCM
-
Triệt phá đường dây tổ chức, đánh bạc trá hình qua đại lý xổ số -
Tiếp tục đề nghị 2.573 trái chủ Vạn Thịnh Phát nhanh nộp hồ sơ để nhận tiền -
Phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc lá giả, thuốc lá lậu được khai là "bồn thép", "giấy ăn" -
Cựu Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan xin lỗi người dân Vĩnh Phúc, nhận toàn bộ trách nhiệm -
Hải quan khu vực I liên tục phát hiện ma túy qua đường chuyển phát nhanh -
Mức án đề nghị của Viện Kiểm sát với 41 bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn -
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị đề nghị phạt từ 14-15 năm tù
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn