
-
Hà Nam giảm 66,3% số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
-
Điều chỉnh kịch bản tăng trưởng 3 quý, đảm bảo GDP năm 2025 tăng trên 8%
-
Thành phố Huế dự kiến còn 40 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
-
Cải cách môi trường kinh doanh 2025: Bài toán từ những thành công đơn lẻ -
100 tập thể, cá nhân được Hội Nhà báo Việt Nam tặng Cờ thi đua, Bằng khen
Xử lý hơn 4.000.000 giao dịch mỗi năm
Đi vào vận hành từ tháng 11/2014, Cơ chế Một cửa quốc gia đã đạt được những kết quả tích cực, được Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Theo cập nhật của Cục Hải quan, đến tháng 3/2025, đã có 250 thủ tục của 13 Bộ, ngành kết nối Cơ chế Một cửa quốc gia với hơn 78.200 doanh nghiệp tham gia, trong đó có khoảng 60.000 doanh nghiệp thường xuyên thực hiện thủ tục hành chính.
Mỗi năm có hơn 4.000.000 giao dịch được thực hiện qua Cơ chế Một cửa quốc gia. Ngoài ra, thủ tục cho tàu thuyền xuất nhập cảnh tại các cảng biển trên toàn quốc và tàu bay xuất nhập cảnh tại các sân bay quốc tế đều được thực hiện qua Cơ chế này.
![]() |
Công chức hải quan xử lý các thủ tục trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. (Ảnh: Hồng Vân) |
Về phương diện quốc tế, mỗi năm có trung bình trên 400.000 chứng nhận xuất xứ (C/O) điện tử được trao đổi thông qua Cơ chế Một cửa quốc gia, tiết kiệm ít nhất 8 triệu USD (tính riêng chi phí chuyển phát 20 USD cho một bộ C/O giấy) cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, Cục Hải quan đang xúc tiến mở rộng sang việc trao đổi các chứng từ hành chính thương mại khác như chứng nhận kiểm dịch động vật, tờ khai xuất khẩu...
Đối với người dân, doanh nghiệp, Cơ chế Một cửa quốc gia đã góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện thủ tục như cấp phép, kiểm tra chuyên ngành của các bộ, ngành liên quan tới hoạt động thương mại xuyên biên giới.
Tuy nhiên, qua thời gian, khi tốc độ phát triển thương mại liên tục tăng cao, công nghệ cũng được cải tiến, Cơ chế Một cửa quốc gia cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định.


Cục Hải quan chỉ ra, đó là thông tin dữ liệu phân tán, chỉ phục vụ thực hiện thủ tục hành chính đơn lẻ. Dữ liệu hồ sơ, chứng từ đã được doanh nghiệp khai báo chưa được kế thừa và tận dụng để thực hiện các thủ tục hành chính khác liên quan tới doanh nghiệp.
Cơ chế Một cửa quốc gia cũng chưa số hóa đầy đủ và khai thác triệt để nhu cầu trao đổi thông tin với các bên liên quan; phần lớn do dữ liệu nằm phân tán và quy hoạch riêng rẽ theo lĩnh vực thực hiện thủ tục hành chính ở từng bộ, ngành.
Dữ liệu còn phân tán, chưa chuẩn hoá, hệ thống và thiết lập bộ dữ liệu thương mại dùng chung dẫn đến việc tích hợp thông tin liên quan đến doanh nghiệp, công tác xuất nhập khẩu bị hạn chế; đồng thời kéo theo khả năng sẵn sàng mở rộng nhu cầu tích hợp giữa Cơ chế Một cửa quốc gia với các hệ thống thương mại quốc tế cũng bị hạn chế.
Cần quy trình chung cho mọi thủ tục
Để khắc phục các hạn chế, tồn tại nêu trên và nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện Cơ chế Một cửa quốc gia trong bối cảnh quy mô thương mại của Việt Nam ngày càng tăng cao, Cục Hải quan kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế Một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Việc sửa Nghị định 85 nên theo hướng ban hành một quy trình chung, bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và mẫu dữ liệu chung trong khai báo thực hiện thủ tục hành chính cấp phép, kiểm tra chất lượng và các thủ tục khác liên quan đến quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và quá cảnh của tất cả các bộ, ngành.
Mục tiêu là thực hiện đồng bộ, thống nhất, đảm bảo tính chuẩn hóa và khả năng liên kết, chia sẻ dữ liệu. Đồng thời, cần nâng cao mức độ tự động hóa của hệ thống, tạo cơ hội ứng dụng các công nghệ mới.
Cùng với việc sửa Nghị định 85, Cục Hải quan cũng kiến nghị Bộ Tài chính bố trí đủ nguồn vốn để hoàn thành nhiệm vụ triển khai các nội dung gắn với Cơ chế Một cửa quốc gia bao gồm: Mở rộng giai đoạn 3 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; kết nối và trao đổi C/O điện tử với Hàn Quốc; thuê dịch vụ hỗ trợ quản trị, vận hành; thay thế các máy chủ và trang thiết bị đã hết khấu hao; đầu tư hệ thống dự phòng...
Trước đó, tại phiên họp cuối năm 2024 bàn về vấn đề này, Phó cục trưởng Cục Hải quan Âu Anh Tuấn cho rằng phạm vi điều chỉnh và nội dung của Nghị định 85/2019/NĐ-CP hiện quy định ở mức độ nguyên tắc. Nghị định chưa chi tiết về phạm vi và nội dung thông tin chia sẻ, cũng như các yêu cầu kỹ thuật về kết nối và chia sẻ thông tin.
Các yêu cầu này bao gồm phân loại thông tin, hình thức, thời hạn cung cấp, đảm bảo kết nối và trách nhiệm của các bên liên quan, áp dụng với nhiều đối tượng khác nhau theo Cơ chế Một cửa quốc gia.
Do đó, ông Âu Anh Tuấn đã yêu cầu các đơn vị chuyên môn rà soát, đánh giá cụ thể và dự kiến nội dung chính sửa đổi để trình Bộ Tài chính lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan, sau đó tổng hợp trình Chính phủ xem xét.
-
Cần đồng bộ hóa khi thực hiện thủ tục hành chính trên Cơ chế Một cửa quốc gia -
Thành phố Huế dự kiến còn 40 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp -
Cải cách môi trường kinh doanh 2025: Bài toán từ những thành công đơn lẻ -
100 tập thể, cá nhân được Hội Nhà báo Việt Nam tặng Cờ thi đua, Bằng khen -
Điện gió ngoài khơi ở miền Bắc được đề nghị khung giá cao nhất là 3.975,1 đồng/kWh -
Đề xuất xây dựng Hiệp định hợp tác kinh tế song phương giữa Việt Nam và Séc -
Đưa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trở thành trung tâm khoa học, công nghệ hàng đầu
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững