-
Sau khi Quốc hội giám sát về môi trường, Hà Nội có giảm ô nhiễm không? -
Ngành Công thương "về đích" vượt mức các chỉ tiêu -
Chính phủ muốn sớm trình Dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ -
Năm 2024, xuất nhập, khẩu lập kỷ lục gần 800 tỷ USD -
Bộ Công thương họp với các địa phương và doanh nghiệp về đảm bảo điện
Phiên họp chiều ngày 14/2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
Tiếp tục phiên họp thứ 20, chiều ngày 14/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng thủ dân sự.
Đây là dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ tư. Khái niệm phòng thủ dân sự được hiểu là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Một trong những vấn đề còn ý kiến khác nhau là quy định về quỹ phòng thủ dân sự.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội (cơ quan thẩmtra dự án luật ) Lê Tấn Tới khái quát, thảo luận tại kỳ họp thứ tư, một số ý kiến tán thành với dự thảo để chủ động trong nguồn lực ứng phó; một số ý kiến đề nghị cân nhắc không quy định Quỹ hay hợp nhất các quỹ, vì dễ trùng lắp nguồn thu, khó vận động đóng góp, chồng chéo với các quỹ đã có trong luật chuyên ngành, bảo đảm từ ngân sách Nhà nước cho các hoạt động phòng chống thiên tai, dịch bệnh; có ý kiến đề nghị chỉ quy định việc thành lập quỹ, còn các nội dung khác giao cấp có thẩm quyền quy định chi tiết.
Sau đó, trong quá trình tiếp thu, chính lý, còn có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất đồng ý giữ như dự thảo luật do Chính phủ trình. Loại ý kiến thứ hai đề nghị bỏ quy định này. Một trong các lý do nên bỏ là nhiệm vụ chi của Quỹ trong một số trường hợp có thể trùng với nhiệm vụ chi của ngân sách.
Liên quan đến nội dung này, cơ quan soạn thảo tán thành với loại ý kiến thứ nhất và đề nghị giữ như quy định của dự thảo Chính phủ trình, có chỉnh lý một số nội dung. Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội và các cơ quan có liên quan, đa số ý kiến trong Thường trực uỷ ban thẩm tra đề nghị không quy định Quỹ mà thiết kế phương án linh hoạt hơn về việc hình thành quỹ trong trường hợp thật sự cần thiết.
Phương án 1 là giữ quy định về quỹ như dự thảo Chính phủ trình (tại điểm b khoản 2 Điều 43 và Điều 44).
Phương án 2 sửa điểm b khoản 2 Điều 43 (Tài chính, lực lượng, phương tiện, dữ trữ cho phòng thủ dân sự) thành: “Trong trường hợp cấp bách, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập quỹ theo quy định của pháp luật để quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, tài sản của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác cho hoạt động phòng chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố”.
“Việc chỉnh sửa này xuất phát từ kinh nghiệm của việc thành lập Quỹ Vắc xin thời gian qua, thể hiện sự linh hoạt trong huy động kịp thời nguồn lực cho các tình huống đặc biệt cấp bách”, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới giải thích.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, phương án như Chính phủ trình sẽ không phù hợp với Luật Ngân sách, bởi hằng năm ngân sách thường xuyên đã bố trí bố gồm cả nguồn dự toán ngân sách và nguồn dự phòng để thực hiện các nhiệm vụ chi cho phòng chống thiên tai, dịch bệnh…. Nhiệm vụ chi của Quỹ trong một số trường hợp có thể trùng với nhiệm vụ chi của ngân sách.
“Hai quỹ không thể trùng một nội dung chi”, ông Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, đồng thời ủng hộ phương án trong trường hợp cấp bách thì Chính phủ thành lập theo thẩm quyền.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh cũng ủng hộ luật xác định việc huy động thành lập quỹ và Chính phủ có thể lập khi cần thiết để tạo sự linh hoạt. Việc điều chuyển giữa các quỹ phải phù hợp tiêu chí, mục đích của quỹ.
Tuy nhiên, báo cáo giải trình sau đó, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, hoạt động phòng thủ dân sự có phạm vi rất rộng, liên quan nhiều lĩnh vực và khi xảy ra thảm hoạ sự cố gây ảnh hưởng rất lớn nên Chính phủ đề xuất phương án 1 để có nguồn lực trong tay nhằm giải quyết vấn đề cấp thiết ban đầu. Trong quá trình xử lý thảm hoạ sự cố vẫn tiếp tục huy động tiếp các nguồn lực.
“Do đó nên tích hợp thêm một số ý của phương án 2 vào phương án 1 để linh hoạt thực hiện. Như thảm hoạ động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ mà nếu không có nguồn lực lớn ngay lúc đầu thì khó đáp ứng, còn viện trợ của các quốc gia cần có thời gian. Nên có quỹ ngay lúc đầu để có nguồn lực, còn sử dụng thế nào phải có quy chế minh bạch”, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nói.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương kết luận: “Việc quỹ có trước hay có sau thì tiếp tục xin ý kiến, tinh thần là thành lập nhưng phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và sử dụng có hiệu quả”.
Dự án Luật này sẽ tiếp tục được Quốc hội thảo luận trước khi thông qua ở kỳ họp thứ năm (tháng 5/2023).
Tiếp thu ý kiến đại biểu, hoạt động phòng thủ dân sự được chia thành 3 cấp độ để ứng phó với các sự cố, thảm họa. Dự thảo mới nhất không quy định “phòng thủ dân sự cấp độ 4” được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố trong tình trạng khẩn cấp mà xác định cụ thể các biện pháp phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp, trong đó có giãn cách xã hội, cách ly tập trung người đi và đến từ khu vực xảy ra thảm họa.
-
Đà Nẵng tổ chức 3 điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ -
Năm 2024, xuất nhập, khẩu lập kỷ lục gần 800 tỷ USD -
Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới trong năm 2024 -
Bộ Công thương họp với các địa phương và doanh nghiệp về đảm bảo điện -
Việt Nam đã tham gia 20 FTA, nghiên cứu đàm phán các FTA mới -
Cần chính sách hoàn toàn khác biệt để tăng trưởng 2 con số
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/1 -
2 Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024 -
3 Vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% -
4 Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á
- Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững