
-
Thị trường bưu chính, chuyển phát: Doanh thu dày, lợi nhuận mỏng
-
Người Việt thuộc top 3 thế giới về mức độ tin tưởng AI
-
Sáng tạo không giới hạn với mô hình sàn diễn thời trang số
-
Đấu giá lại 2 khối băng tần "kim cương" dành cho 4G, 5G
-
Giải pháp số thông minh từ VNPT giúp hộ kinh doanh Việt bứt phá -
Từ 1/9, hơn 3.300 Bưu điện xã bắt đầu đi vào hoạt động
![]() |
Tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia America Gateway) liên tục gặp sự cố trong thời gian gần đây |
Hiện các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước đã xác nhận thông tin trên và cho biết chưa có thông tin chi tiết về sự cố cũng như lộ trình khắc phục.
Tuy nhiên, VNPT cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố, đơn vị này đã mở ứng cứu lưu lượng tuyến TP.HCM - Đà Nẵng để lưu thoát lưu lượng Internet quốc tế khu vực miền Nam qua cáp APG và SMW3. Bên cạnh đó, một phần lưu lượng được định tuyến ra Hà Nội để lưu thoát lưu lượng qua hướng cáp CSC, đảm bảo duy trì tốt các hướng đi các nước châu Á, Âu, Mỹ, các kết nối với Google và Facebook. Ngoài ra, VNPT cũng đã ưu tiên xử lý định tuyến cho các khách hàng doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Còn Viettel cũng khẳng định khách hàng của họ không bị ảnh hưởng bởi sự cố này. Lý do là bởi trước Tết Âm lịch, Viettel đã chủ động bổ sung và nâng cấp dung lượng kết nối quốc tế trên tuyến APG nhánh đi Hong Kong, Nhật Bản và các hướng đất liền qua Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan. Viettel cũng đã triển khai giải pháp đẩy lưu lượng cache (lưu trữ dữ liệu) cho các máy chủ của Google, Facebook tại Việt Nam để giúp khách hàng vẫn truy cập dịch vụ mà không phải kết nối qua hướng quốc tế.
Ngoài ra, hiện nay, tuyến cáp quang biển Liên Á (IA) cũng đang được khắc phục sửa chữa, dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 25/2 sẽ tăng cường dung lượng dự phòng kết nối quốc tế cho Viettel để đảm bảo chất lượng dịch vụ tới khách hàng.
Cả hai đơn vị này vẫn chưa nhận được lịch sửa chữa từ phía đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển này.
Ông Vũ Thế Bình, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cho hay, sự cố xảy ra trên tuyến cáp dưới đáy biển nên thời gian khắc phục không thể nhanh được, bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan.
“Thông thường cần từ 2 - 3 tuần để khắc phục sự cố, khôi phục 100% lưu lượng Internet quốc tế trên tuyến cáp”, ông Bình chia sẻ.
AAG có chiều dài 20.191km, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tuyến cáp quang này được đưa vào khai thác từ năm 2009, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong, Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California).
Trong những năm gần đây, tuyến cáp này liên tục gặp sự cố khiến các doanh nghiệp Việt Nam đã tìm nhiều cách để giảm sự ảnh hưởng của AAG tới khách hàng của mình.
Đơn cử như vào ngày 8/1 vừa qua, tuyến cáp này đã gặp sự cố và tới 27/1, sự cố mới được khôi phục.

-
Đấu giá lại 2 khối băng tần "kim cương" dành cho 4G, 5G -
Giải pháp số thông minh từ VNPT giúp hộ kinh doanh Việt bứt phá -
Nhà mạng sẵn sàng ứng phó với bão Wipha -
Gồng mình chống tấn công mã độc -
Từ 1/9, hơn 3.300 Bưu điện xã bắt đầu đi vào hoạt động -
Blockchain và Trung tâm Tài chính quốc tế: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp Việt -
Chặn, gỡ gần 5.300 nội dung xấu độc trên Facebook, Youtube, TikTok
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới