-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Đã đến lúc ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phải cơ cấu, phải có chiến lược phát triển thay thế dần nguyên liệu nhập khẩu bằng nguyên liệu có thể sản xuất trong nước. |
Mỗi năm khu vực ĐBSCL sản xuất hơn 20 triệu tấn lúa với khoảng 700 nhà máy xay xát, cung cấp khoảng 2,5 triệu tấn cám gạo hàng hóa nhưng không tận dụng được để làm thức ăn cho thủy sản được.
Nguyên nhân là do việc bảo quản và chế biến nhanh nguồn cám gạo này thành thức ăn bỗ dưỡng cho vật nuôi chưa được chú trọng.
Cám gạo bảo quản không tốt sẽ dễ bị ôi dầu vì thủy phân thành phần axít béo tự do và glycerol do hoạt động của enzyme lipase.
Phản ứng xảy ra ở liên kết đôi của axit béo không bảo hòa và có thể được tăng tốc bởi các phân tử ôxy có năng lượng cao và các gốc tự do.
Nghiên cứu của Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ cho thấy khi sử dụng cám ôi dầu làm thức ăn cho cá: hệ thống tiêu hóa của cá bị tổn thương, cá bỏ ăn dần dẫn đến suy yếu chậm lớn dễ bị nhiễm bệnh.
Do đó thời gian qua mặc dù nguồn nguyên liệu cám gạo trong nước rất dồi dào nhưng do bảo quản không tốt nên không thể dùng để chế biến thức ăn cho thủy sản và một số vật nuôi khác mà phải nhập khẩu từ nước ngoài, đây là một nghịch lý góp phần gia tăng chi phí và giảm lợi nhuận cho người nuôi.
TS Huỳnh Thị Tú, Giám đốc nghiên cứu Phát triển,Công ty TNHH Wilmar Agro Việt Nam -một trong số rất ít doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực trích ly dầu cám gạo tại Việt Nam chia sẽ: Để tận dụng tốt nguồn nguyên liệu cám gạo sẵn có tại địa phương Wilmar Agro Việt Nam đã xây dựng 2 nhà máy trích ly dầu cám tại quận Cái Răng và Thốt Nốt, TP.Cần Thơ với công suất chế biến hơn 1.000 tấn/ngày. Quy trình mua được thự hiện theo nguyên tắc 6-7-8, tức là nguyên liệu cám gạo được thu mua và đưa vào chế biến chậm nhất là 8 giờ sau xay xát để tránh bị ôi dầu. Sau chế biến sẽ cho ra sản phẩm cám vàng, kim ngư, kim trư, cám vàng thế hệ mới. phần dầu cám trích ly được tinh luyện đạt chuẩn dầu thực phẩm dùng cho người.
Cám vàng thế hệ mới cho phép thu hồi các chất ôxy hóa tự nhiên như: Gamma, Oryzanol, Sterols,Vitamin E và các chất dinh dưỡng vi lượng bị thất thoát trong quá trình tinh chế dầu cám gạo để tinh lọc, cô đặc và bổ sung trực tiếp vào Cám Vàng mà không tăng hàm lượng chất béo. Điều này đem lại cho cám vàng nhiều giá trị gia tăng vượt trội như giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên ở cá, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tốc độ tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, cải thiện chất lượng và tỷ lệ phi lê.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep): hiện sản phẩm cá tra xuất khẩu không chỉ phải đối mặt xu hướng giảm giá mà còn phải chống đỡ với rào cản kỹ thuật hết sức khắt khe từ quốc gia nhập khẩu. việc tận dụng được nguồn nguyên liệu tươi mới cám gạo để chế biến thức ăn cho cá để cải thiện chất lượng ít sữ dụng kháng sinh vì cá khỏe miễn dịch cao là hướng sản xuất bền vững.
Phân tích của TS. Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cá Tra Việt Nam (VPA): từ năm 2006-2010 giá thức ăn thủy sản tăng đến 60%, nếu tính từ 2006-2013 thì giá thức ăn thủy sản tăng 300% nhưng giá bán sản phẩm chỉ tăng có 70% đây là nguyên nhân khiến người nuôi càng nuôi càng lỗ. Nguyên nhân giá thức ăn tăng “như con ngựa bất kham” là vì ngành sản xuất thức ăn cho vật nuôi lệ thuộc quá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Việc liên kết các ngành sản xuất và tận dụng nguyên liệu chế biến thức ăn có sẵn trong nước có ý nghĩa rất lớn về nhiều mặt.
Tại một cuộc hội thảo chuyên ngành cám gạo do Vasep và Công ty TNHH Wilmar Agro Việt Nam tổ chức tại TP.Cần Thơ vào ngày 10/5 với chủ đề” Giải pháp dinh dưỡng tiên tiến giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi và giá trị cá tra Việt Nam” nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc ngành chế biến thức ăn chăn nuôi cũng phải cơ cấu, phải có chiến lược phát triển thay thế dần nguyên liệu nhập khẩu bằng nguyên liệu có thể sản xuất trong nước, nhằm nâng cao giá trị cho chuỗi sản xuất, sử dụng “cây nhà, lá vườn” để nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Phú Khởi
-
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu