Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
CEO Lửa Việt: Virus Corona “như đòn trời giáng” với doanh nghiệp du lịch
Hồng Phúc - 11/02/2020 09:41
 
“Việc khó khăn nhất mà Lửa Việt xác định phải thực hiện trong thời gian này là làm sao đủ tiền, duy trì hoạt động bộ máy của Công ty đi qua dịch. Chúng tôi sẽ phải tìm đến ngân hàng để bổ sung nguồn vốn lưu động”, ông Bùi Thế Duy, CEO Công ty TNHH Du lịch Lửa Việt chia sẻ.

Ngay khi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV-2019) bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam và được Chính phủ công bố dịch trên cả nước đến nay, Lửa Việt gần như rơi vào trạng thái “đóng băng hoàn toàn”.

Theo chia sẻ của CEO Lửa Việt, các khách hàng đã đóng tiền tour yêu cầu ngừng thực hiện hợp đồng bởi lo lắng trước diễn biến dịch nCoV-2019, dù điểm đến là Trung Quốc hay các thị trường khác.

"100% tour trong tháng 02 đến nửa đầu tháng 03/2020 đã bị huỷ hết. Họ cũng đang quan sát diễn biến của nCoV-2019 để quyết định có tiếp tục đi tour đã đặt hay không”, ông Duy cho biết. 

.
Không chỉ du khách dời/ huỷ tour đi đến Trung Quốc mà thậm chí, các điểm đến như Thái Lan, Nhật Bản,…hay điểm du lịch nội địa như Vũng Tàu,…cũng bị huỷ (Ảnh minh hoạ: HP).

Không thể chia sẻ số lượng tour đã bị huỷ nhưng ông Duy cho biết, doanh thu mất đi này rất khá lớn bởi tour bị huỷ kéo dài ít nhất một tháng rưỡi. Đây cũng là thiệt hại không hề nhỏ với một doanh nghiệp có hàng trăm nhân viên. 

“Chúng tôi phải làm việc với các bên để giảm tối đa thiệt hại. Khách hàng mất tiền (tiền cọc phí vé máy bay - PV) nên họ khó chịu, phản ứng cũng đúng. Nhưng thực tế, công ty lữ hành là đơn vị trung gian, kết nối dịch vụ tại điểm đến với người tiêu dùng và đã phải trả khoản tiền cọc cho các đơn vị cung cấp dịch vụ như vé máy bay, nhà hàng/khách sạn,…Về nguyên tắc, khách hàng lựa chọn không sử dụng dịch vụ thì họ phải chi trả chi phí đó, tuy nhiên nhiều khách hàng chưa hiểu và hợp tác. 

Không chỉ Lửa Việt, mà các doanh nghiệp trong ngành du lịch đều đang cố gắng giảm thiểu thiệt hại cho khách hàng, đối tác cung cấp dịch vụ cho công ty. 

.
Du lịch và hàng không là 2 ngành chịu ảnh hưởng nặng từ nCoV-2019 (Ảnh minh hoạ: Chuyến bay từ TP.HCM đến Hà Nội ngày 03/02/2020, Lê Thành).

Bảo vệ sức khoẻ là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, du khách nên đọc, tìm hiểu và đối chiếu/so sánh các thông tin về nCoV từ các nguồn tin là tổ chức chính thống thay vì không tìm hiểu kỹ thông tin, lại dẫn đến hoang mang. 

Nhìn về ảnh hưởng từ virus Corona, CEO Lửa Việt ví như “đòn trời giáng” với các doanh nghiệp du lịch. 

Trước khi nghỉ Tết, họ đã thanh toán công nợ, chuyển toàn bộ phí đặt cọc các dịch vụ và sau Tết, vừa bắt đầu vào công việc đã phải ứng phó với Corona. 

“Nếu doanh nghiệp nào trong ngành du lịch có thể xoay chuyển được tình huống này, tôi rất nể. Công ty lữ hành là đơn vị kết nối dịch vụ, vốn lưu động không cao, nếu bị đóng băng 1-2 tháng thì khó sống”, ông Duy chia sẻ.

Xoay chuyển được tình huống trong trường hợp này, theo ông Duy đó là đảm bảo ổn định nhân sự, duy trì dòng vốn cho bộ máy hoạt động. 

Các thị trường du lịch nỗ lực đảm bảo an toàn cho du khách
Trước tình hình dịch cúm nCoV vẫn đang tiếp diễn, nhiều thị trường du lịch mà người Việt hay đến đều cho hay đã và đang tiến hành nhiều...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư