-
Khu công nghiệp Liên Hà Thái: Rộng mở cơ hội việc làm cho người lao động -
Vòng thẩm định Giải thưởng Sao Vàng đất Việt hoàn tất 2/3 chặng đường -
Thẩm định 4 doanh nghiệp tại Đồng Nai tham gia giải thưởng Sao vàng đất Việt 2024 -
Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng -
Đại diện Tập đoàn Sumitomo: Đà Nẵng có tiềm năng lớn về logistics và cảng biển -
3TI Progetti Asia tiếp tục đề xuất đầu tư 2 tỷ USD sản xuất hydro tại Ninh Thuận
Tính đến 15/7/2019, đã có 23 triệu tấn than được nhập khẩu về thị trường trong nước, trị giá trên 2,1 tỷ USD. |
Thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, nửa đầu tháng 7/2019, cả nước chi 191 triệu USD để nhập khẩu hơn 2,2 triệu tấn than đá về phục vụ cho một số ngành sản xuất, tiêu dùng than lớn như điện, xi măng...
Lũy kế từ đầu năm đến 15/7, cả nước nhập tới gần 23 triệu tấn than đá với tổng kim ngạch gần 2,17 tỷ USD.
So với cùng kỳ năm 2018, lượng than đá nhập khẩu tăng gần 12 triệu tấn, tương đương tăng 108%; trong khi kim ngạch tăng thêm 69,5%.
Đáng chú ý, sản lượng than đá nhập khẩu đến 15/7 đã vượt tổng sản lượng nhập khẩu của cả năm 2018 gần 57.000 tấn.
Xét theo thị trường, Indonesia, Australia, Nga và Trung Quốc là 4 nhà cung cấp than đá lớn nhất của Việt Nam.
Trong đó, Indonesia giữ vị trí số 1. Riêng tháng 6, cả nước nhập hơn 1 triệu tấn than đá từ quốc gia Đông Nam Á này, với trị giá đạt 68,6 triệu USD. Tính trong 6 tháng đầu năm các con số này lần lượt là 7,345 triệu tấn, tổng kim ngạch 461,7 triệu USD.
Trong khi đó, từ đầu năm đến hết tháng 6, cả nước nhập 7,07 triệu tấn than đá từ Australia, tổng kim ngạch 769,5 triệu USD.
Thị trường Nga cung cấp 3,676 triệu tấn, tổng kim ngạch 325,2 triệu USD; thị trường Trung Quốc gần 590 nghìn tấn, tổng kim ngạch 177,7 triệu USD.
Hiện nhu cầu sử dụng trong nước ngày càng tăng, nhất là phục vụ các nhà máy nhiệt điện, trong khi sản lượng khai thác thấp hơn nhiều, do đó càng thúc đẩy gia tăng lượng than nhập khẩu.
Còn theo nhà sản xuất than lớn là Tập đoàn Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV), để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ than trong nước (chủ yếu là than phẩm cấp thấp, cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện, đạm, xi măng…), trong 6 tháng đầu năm 2019, TKV đã nhập khẩu 2,78 triệu tấn than, đạt 61% kế hoạch năm.
Nhìn lại tốc độ chi nhập khẩu than trong những năm gần đây cho thấy mức độ phụ thuộc nguồn cung than nhập khẩu rất lớn. Nếu năm 2016, nhập khẩu than đạt 13,3 triệu tấn, kim ngạch đạt 927 triệu USD, thì cả năm 2017 đã tăng lên 1,52 tỷ USD; năm 2018 chi nhập than đạt 2,3 tỷ USD.
-
Tỷ lệ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt tại EVNNPC là 91,04% -
Đại diện Tập đoàn Sumitomo: Đà Nẵng có tiềm năng lớn về logistics và cảng biển -
3TI Progetti Asia tiếp tục đề xuất đầu tư 2 tỷ USD sản xuất hydro tại Ninh Thuận -
Việt Nam SuperPort khám phá dư địa mới trong logistics xanh -
Đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách Xám: Làm rõ vấn đề chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp -
Theo dõi sát tổng nguồn xăng dầu tối thiểu của thương nhân -
Doanh nghiệp chọn "đường tắt", mở rộng kinh doanh bằng M&A theo chiều ngang
- Nhựa Tiền Phong: Hành trình tăng trưởng bền vững, khẳng định sự minh bạch trên sàn chứng khoán
- BIDV và KiotViet hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp
- EVN thực hiện tháng tri ân khách hàng năm 2024
- Hơn 1.000 người chúc mừng khoảnh khắc đầu tiên đặc biệt với Bia Saigon Special
- Frasers Property Vietnam khánh thành phòng tin học tại Trường THCS Phú Mỹ
- The Senique Hanoi - nơi kiến trúc hiện đại và di sản giao thoa