Trước kia, sân Chùa Cả (chùa chính dưới chân núi) có 5 cây hoa gạo. Nhưng 4 cây đã chết, còn một cây nằm mé bên trái chùa, gần cầu “Nhật Tiên Kiều” Nhà chùa trồng thêm 2 cây mới. Hiện tại trong 3 cây này 2 cây ra hoa đứng cạnh nhau, trong đó cây lớn là cây còn lại của 5 cây cũ.
Toàn cảnh sân chùa, hồ nước, Thủy Đình và những cây hoa gạo qua ống kính flycam như một bức tranh thủy mặc hữu tình.
Mỗi mùa hoa gạo, chùa Thầy trở nên đẹp lạ, gợi những luyến tiếc, nhớ thương khi hoài niệm về chốn quê nhà.
Cây gạo tại chùa Thầy đặc biệt hơn những nơi khác bởi có cành hoa lớn rủ xuống hồ. Những bông hoa đỏ thắm mang hình ảnh đặc biệt nhưng cũng vô cùng thân thuộc.
Tương truyền, chùa Thầy được xây dựng trên thế đất hình rồng, quay mặt về hướng Nam. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Nhành hoa gạo đỏ rực sà xuống trước thủy đình trên hồ khiến không gian trở nên rực rỡ. Thủy Đình cổ kính, rêu phong, được ví là viên ngọc giữa miệng rồng. Vào những ngày lễ hội, nơi này trở thành sân khấu của các nghệ sĩ múa rối nước.
Trong mùa hoa, cây rụng hết lá, chỉ có những bông hoa đỏ rực trên cành, nổi bật trên nền xanh của núi.
Hoa gạo nở báo hiệu thời điểm chuyển mùa từ xuân sang hạ. Thời gian hoa gạo nở thường kéo dài 2 - 4 tuần từ tháng 3 đến đầu tháng 4.
Chùa Thầy gắn liền với vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước. Mùa hoa gạo nở cũng chính là mùa lễ hội chùa Thầy. Chính hội thường diễn ra vào ngày 7/3 âm lịch.
Người dân trở lại Hà Nội từ vùng dịch xếp hàng lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 Đức Thanh 19/02/2021 13:53
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngoại giao Việt Nam” Chí Cường 22/01/2021 16:32
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngoại giao Việt Nam”