
-
VN-Index vững mốc 1.226 điểm trước kỳ nghỉ lễ
-
Fintech Việt Nam đầu tiên tham gia chương trình NVIDIA Inception
-
Hé lộ những doanh nghiệp lớn trong danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2025 của SCIC
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ -
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
![]() |
Rõ ràng, để vượt qua ngưỡng kháng cự 520 rất kiên cố này, thị trường đang cần động lực mới. Đó là những hiệu ứng chính sách vĩ mô thời gian tới, cũng như sự phục hồi sức khỏe của doanh nghiệp.
Cần nhắc lại rằng, chỉ số VN-Index đã qua ngưỡng 500 điểm và vượt mức kháng cự 510 điểm hồi tháng 4 khá dễ dàng.
Có kết quả này là nhờ thị trường được tiếp sức bởi những thông tin hỗ trợ tích cực, như việc cắt giảm lãi suất huy động và cho vay của một loạt ngân hàng thương mại lớn, gói hỗ trợ tín dụng bất động sản 30.000 tỷ đồng, hoãn áp dụng thông tư Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Chính vì thế, trong ngắn và trung hạn, mức 520 điểm thực sự là thử thách, khi các yếu tố hỗ trợ đã không còn như giai đoạn trước.
Một là, áp lực chốt lời khi VN-Index tiếp cận mốc 520 điểm luôn là lực cản lớn cho hướng đi lên của chỉ số này.
Trên thực tế, có một số thời điểm, VN-Index vượt qua mốc 520 điểm, nhưng chỉ số sàn HSX không thể trụ được lâu trên mốc này, do áp lực xả hàng tăng mạnh. Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5 (ngày 31/5) là một minh chứng. Lực cầu trong phiên này dường như dần nao núng trước lực cung chốt lời tăng lên, khiến các cổ phiếu vốn hóa lớn trên sàn HSX như BVH, DPM, GAS, ITA, KBC… và BVS, KLS, PVX, SHB… trên sàn HNX dần giảm điểm vào cuối phiên giao dịch, kéo VN - Index về mức chốt 518,39 điểm.
Hai là, dư địa chính sách thời gian tới không phải không còn, nhưng vấn đề quan trọng là khả năng hiện thực hóa chính sách. Đến thời điểm này, thị trường chỉ vẫn trông chờ vào khả năng giảm giá xăng dầu, cùng tín hiệu tích cực hơn trong kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tháng 5 và quý II, trong đó, đáng chú ý là nguồn vốn hỗ trợ từ gói 30.000 tỷ đồng dành cho một số doanh nghiệp bất động sản có dự án nhà ở xã hội được triển khai từ ngày 1/6.
Lượng vốn hỗ trợ doanh nghiệp tuy không nhiều, tiến độ giải ngân cũng còn phụ thuộc nhiều yếu tố, song vẫn có thể kỳ vọng nguồn vốn này sẽ là động lực quan trọng cả trong hoạt động sản xuất – kinh doanh và yếu tố tâm lý, giúp cổ phiếu của khối bất động sản và các ngành liên quan có sự bứt phá đi lên.
Trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi những thông tin về các quyết sách lớn, thì những thông tin về mức thuế thu nhập doanh nghiệp, các gói kích cầu (nếu có), các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khác... được kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII thông qua lần này, sẽ là nguồn năng lượng mới, giúp thị trường chứng khoán có thể bứt phá.
Chí Tín
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu -
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ -
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán -
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)