Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Chứng khoán châu Á yên ắng trước thềm công bố báo cáo việc làm Mỹ
Lê Quân (CNBC) - 04/10/2019 10:16
 
Không có nhiều “sóng gió” trên các sàn chứng khoán châu Á phiên cuối tuần 4/10 do giới đầu tư tỏ ra thận trọng trước thềm công bố bảng lương phi nông nghiệp Mỹ vào cuối ngày.
chứng khoán châu Á yên ắng trước thềm công bố báo cáo thị trường việc làm Mỹ. Ảnh: AFP
Chứng khoán châu Á yên ắng trước thềm công bố báo cáo việc làm của Mỹ. Ảnh: AFP

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 mở phiên giảm 0,22%, còn chỉ số Topix trượt 0,34%. Trên sàn Hàn Quốc, chỉ số Kospi sụt giảm 0,32% sau khi cổ phiếu của “ông lớn” Huyndai Motor mất 1,56%.

Ngược sóng với hai thị trường trên, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 0,1% nhờ sức bật của cổ phiếu công ty công nghệ sinh học CSL với mức tăng 2,73%. Doanh thu bán lẻ thị trường Australia dự kiến được công bố trong sáng nay (giờ Hong Kong).

Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) lên điểm 0,1%.

Các phản ứng trên thị trường Hong Kong vẫn đang được theo sát sau khi chính quyền Hong Kong chuẩn bị thảo luận quy định tình trạng khẩn cấp để cấm đeo mặt nạ lúc biểu tình. Biểu tình và bạo lực leo thang tại Hong Kong nhiều tuần qua.

Thị trường Trung Quốc hôm nay vẫn đóng cửa nghỉ lễ.

Giới đầu tư đang đợi công bố bảng lương phi nông nghiệp tháng 9 của Mỹ, đây được xem là báo cáo khái quát về thị trường việc làm Mỹ. Đầu tuần này, thông tin tăng trưởng ngành dịch vụ và hoạt động sản xuất của Mỹ lao dốc và nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ gia tăng đã nhuốm đỏ chứng khoán Mỹ.

Theo báo cáo của Viện Quản lý Cung ứng (ISM), tăng trưởng ngành dịch vụ tháng 8 của Mỹ xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua, còn hoạt động sản xuất tháng 8 của nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng lao đáy trong vòng thập kỷ qua. Trong khi đó, bảng lương khu vực tư nhân của Mỹ trong tháng 9 cho thấy việc làm ở khu vực này tăng trưởng với tốc độ chậm.

“Nhà đầu tư không còn ngây thơ nghĩ rằng Mỹ sẽ thoát khỏi bóng ma suy thoái toàn cầu”, Kathy Lien, giám đốc điều hành chiến lược ngoại hối tại công ty quản lý quỹ BK Asset Management nhận định.

Chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác trượt từ mức 99,2 phiên hôm qua xuống còn 98,850 sáng nay.

Các số liệu đi xuống của ngành sản xuất và dịch vụ ở Mỹ là minh chứng cho tác hại của thương chiến Mỹ - Trung lên “người trong cuộc”. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã liên tiếp áp thuế quan lên hàng tỷ USD giá trị hàng hóa của nhau. Đoàn đàm phán cấp cao hai bên dự kiến sẽ "hội ngộ" trong tuần tới với hy vọng tìm kiếm sự đồng thuận.

Sau những phiên lao dốc trước đó, chứng khoán phố Wall “hồi xanh” phiên 3/10 do giới đầu tư kỳ vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất cuối tháng này. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones đóng cửa tăng 122,42 điểm lên mức 26.201,04, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 0,8% và chốt phiên ở mức 2.910,63. Nasdaq Composite kết thúc ngày giao dịch với 7.872,26 điểm, tăng 1,1%.

Các quan chức Fed dự kiến sẽ nhóm họp cuối tháng này. Sau cuộc họp chính sách giữa tháng 9, Fed đã hạ 25 điểm phần trăm lãi suất xuống biên độ 1,75-2%. Đây cũng là lần thứ 2 trong năm 2019 Fed cắt giảm lãi suất. Hồi cuối tháng 7, Fed hạ 25 điểm phần trăm lãi suất lần đầu tiên trong năm.

Đồng yên Nhật Bản nhích giá lên 106,80 JPY đổi 1 USD so với mức 108 JPY/USD hồi đầu tuần. Đô la Australia cũng lên giá và trao tay ở mức 1 AUD “ăn” 0,6748 USD.

Giá dầu trên thị trường châu Á tăng lên sáng nay, với giá dầu thô Brent giao kỳ hạn nhích 0,19% lên 57,82 USD/thùng còn dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ tăng không đáng kể lên 52,49 USD/thùng.

“Tâm bão” xoay sang EU, chứng khoán châu Á vạ lây
Lo ngại thuế quan mới của Mỹ áp lên hàng EU khiến chứng khoán châu Á trượt dốc phiên hôm nay 3/10.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư