Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
“Cò đất” lộng hành tại miền Trung
Việt Hương - 01/03/2022 08:12
 
Một số tỉnh miền Trung đang xảy ra tình trạng “cò đất” lộng hành, đẩy giá đất lên cao, khiến thị trường bất động sản vùng ven nhiễu loạn.
Cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam sẽ chính thức được đưa vào sử dụng trong niềm hân hoan của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ảnh: Huy Cường
Dự án cầu Cửa Hội hoàn thành nối đôi bờ Hà Tĩnh với Nghệ An, kết hợp Dự án Đường ven biển đoạn Nghi Lộc - Cửa Lò đang được triển khai là những “bảo chứng” để giới cò đất tranh thủ “thổi giá”. Ảnh: HC. baochinhphu.vn

Chiêu trò “thổi giá”

“Sốt đất” đang hoành hành nhiều nơi ở Nghệ An, Hà Tĩnh, không phải do nhu cầu thực tế của người dân và doanh nghiệp, mà do các chiêu trò “tạo sóng”, “thổi giá” của giới cò đất.

Theo tìm hiểu, đất nền các xã vùng ven TP. Vinh, điểm đấu nối cầu Cửa Hội thuộc huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã có dấu hiệu tăng từ trước Tết Nguyên đán, sau khi Đề án Mở rộng quy hoạch TP. Vinh đến năm 2030 tầm nhìn 2050 được phê duyệt và Dự án cầu Cửa Hội được đưa vào sử dụng.

Dự án cầu Cửa Hội hoàn thành nối đôi bờ Hà Tĩnh với Nghệ An, kết hợp Dự án Đường ven biển đoạn Nghi Lộc - Cửa Lò đang được triển khai là những “bảo chứng” để giới cò đất tranh thủ “thổi giá”.

“Sốt đất” đang hoành hành nhiều nơi ở Nghệ An, Hà Tĩnh, không phải do nhu cầu thực tế, mà do các chiêu trò “tạo sóng”, “thổi giá” của giới cò đất.

Tại một số xã vùng ven thuộc các khu vực trên, như Hưng Lộc, Nghi Ân, Nghi Kim, Nghi Phong, Nghi Thái (TP. Vinh); Xuân An, Xuân Phổ, Xuân Trường (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh)…, giá đất nền tăng “chóng mặt”.

Theo phản ánh từ “nhà đầu tư” bản địa tên Nguyễn Văn Hùng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), việc đầu cơ và “lướt sóng”là bỏ vốn gom những lô đất ở khu vực có dự án đi qua lúc giá còn rẻ, rồi tiến hành tách thửa, phân lô nhỏ và bán. Mọi việc từ phân lô, tách thửa, và làm giá đã có “cò đất” đảm nhiệm.

Tương tự, tại Quảng Trị sau khi tình trạng “sốt đất” ở TP. Đông Hà lắng xuống, thì đầu năm nay, hầu khắp vùng nông thôn tỉnh Quảng Trị đột nhiên nổi lên “sốt đất”.

Tại khu tái định cư Tân Thành - Lao Bảo (huyện Hướng Hóa), giá đất rục rịch tăng lên sau khi có thông tin sắp đấu giá 40 lô đất ở đây. Một lô đất có giá 500 triệu đồng cách đây 6 tháng thì nay được rao bán với giá gần 1 tỷ đồng.

Không chỉ đất nằm trong khu vực đấu giá, mà đất nằm dọc các tuyến đường thị trấn Lao Bảo cũng đã tăng nhanh chóng. Nếu ở đường Tố Hữu, trước đây chỉ giao dịch ở mức 60-62 triệu đồng/mét ngang, thì nay tăng gấp đôi, lên 120-130 triệu đồng.

 Chấn chỉnh

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh đã nắm bắt tình trạng giá đất tăng cao tại một số khu vực. “Giá đất cạnh khu đất Công ty TNHH Vận hành Vincom Retail trúng thầu, hoặc khu vực dự kiến xây dựng sân bay Quảng Trị có thời gian đã tăng cao, nhưng sau khi UBND tỉnh khuyến cáo, giá đất ở đây đã cơ bản lắng xuống”, ông Đồng nói.

Ông Đồng cũng cho biết, tại khu vực dự kiến xây dựng sân bay Quảng Trị (huyện Gio Linh), để ngăn tình trạng mua bán đất bất thường, tỉnh Quảng Trị đã sớm công bố quy hoạch sử dụng đất và cắm mốc chỉ giới quy hoạch hơn 265 ha xây dựng sân bay giai đoạn I và 50 ha xây dựng sân bay giai đoạn II. Với những trường hợp mua bán hoặc xây dựng trên đất quy hoạch thì địa phương không đồng ý làm các thủ tục, từ đó ngăn được tình trạng giá đất bị đẩy lên cao một cách vô lý.

Cũng theo ông Đồng, những năm gần đây, Quảng Trị đã thu hút được nhiều nhà đầu tư, nên giá đất tăng là hợp lý. Nhưng những nơi tăng đột biến gây bất ổn thị trường…, thì địa phương sẽ tiếp tục theo dõi và có giải pháp mạnh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, ông vừa ký công văn yêu cầu các sở, ban ngành, các huyện, thành phố, thị xã, các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân liên quan tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh.

Thời gian gần đây, tại các khu vực quy hoạch dự kiến thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh như khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hạ tầng giao thông... đã xuất hiện hoạt động đầu cơ bất động sản, gây “sốt ảo”.

Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư, nhà đầu tư tổ chức huy động vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa đúng quy định pháp luật; quảng cáo, rao bán sản phẩm của dự án khi chưa thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục và chưa đầu tư đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; dự án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chưa được cơ quan nhà nước ban hành văn bản đủ điều kiện huy động vốn.

“Tình trạng này cần được kiểm soát hiệu quả để tránh gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân…”, ông Quang cho hay.

Tương tự, thị trường bất động sản tỉnh Đắk Lắk cũng sôi động từ cuối năm 2021 và tỉnh này đã đưa ra cảnh báo về những hệ lụy.

Để ngăn chặn tình trạng đất sốt ảo, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành quy định về tách thửa, hợp thửa, diện tích, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất. Từ đó, tỉnh Đắk Lắk yêu cầu UBND cấp huyện xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lợi dụng dự thảo quy hoạch làm lũng đoạn thị trường.

Khánh Hòa: Công khai quy hoạch, thông tin dự án để ngăn “sốt đất ảo”
Tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phân lô bán nền không đúng quy định...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư