
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
Cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (mã chứng khoán: SHB) giao dịch suốt phiên 31/1 trong sắc đỏ. Diễn biến này đồng thuận với áp lực bán mạnh của nhà đầu tư trong nước đối với các cổ phiếu ngân hàng.
SHB có thời điểm bị ép xuống gần giá tham chiếu 11.450 đồng, nhưng lực bắt đáy trong những phút cuối phiên giúp cổ phiếu này thu hẹp biên độ giảm còn 11.600 đồng, mất 5,7% so với tham chiếu. Đây là phiên giảm mạnh nhất kể từ khi cổ phiếu này chạm sàn vào cuối tháng 9/2023, qua đó khiến vốn hoá thị trường của ngân hàng giảm còn 41.979 tỷ đồng.
Chốt phiên, hơn 127,1 triệu cổ phiếu SHB khớp lệnh thành công, tương ứng 11,3% tổng khối lượng giao dịch trên sàn chứng khoán TP HCM. Con số này vượt xa khối lượng giao dịch của những cổ phiếu đứng sau gồm SSI (khớp lệnh 44,8 triệu cổ phiếu, tương ứng 4,69%), VIX (khớp lệnh 37,29 triệu cổ phiếu, tương ứng 3,9%) và STB (khớp lệnh 34,43 triệu cổ phiếu, tương ứng 3,61%). Theo đó, giá trị giao dịch của SHB đạt 1.509 tỷ đồng.
Trong khi nhà đầu tư trong nước xả hàng quyết liệt thì khối ngoại lại tranh thủ giải ngân vào SHB. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài mua 3,4 triệu cổ phiếu và bán ra chưa đến 1,4 triệu cổ phiếu.
![]() |
Đồ thị giá và thanh khoản cổ phiếu SHB. |
Phiên giao dịch 31/1 đã xổ đô kỷ lục về thanh khoản của SHB từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán. Trước đó, vào ngày 10/1, SHB đã xác lập kỷ lục về thanh khoản khi khớp lệnh 94,3 triệu cổ phiếu, tương ứng 1.154 tỷ đồng trong một phiên tăng mạnh và bên mua áp đảo hoàn toàn bên bán. Tính đến nay, SHB là một trong số ít cổ phiếu ghi nhận khối lượng khớp lệnh trên 100 triệu cổ phiếu trong một phiên. Trước đây, những cổ phiếu khác từng xuất hiện giao dịch đột biến như vậy gồm HPX, FLC, NVL, DIG, GEX và ROS.
Áp lực bán tháo của nhà đầu tư khiến SHB nằm trong nhóm những cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index trong phiên 31/1, bên cạnh bộ ba cổ phiếu trụ của nhóm ngân hàng gồm VCB, BID và CTG. Phiên giảm này còn là tín hiệu cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn của SHB có thể đảo chiều.
Theo báo cáo kinh doanh vừa công bố, SHB ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng 24% lên 5.356 tỷ đồng trong quý cuối năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế nhờ đó tăng hơn 15% đạt 579 tỷ đồng. Lũy kế cả năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 9.244 tỷ đồng, giảm 4,6%, lợi nhuận sau thuế ở mức 7.470 tỷ đồng và không hoàn thành kế hoạch hơn 10.600 tỷ đồng được thông qua trước đó.
SHB có tổng tài sản tại thời điểm cuối năm vào khoảng 630.400 tỷ đồng, tăng 14,4% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng ghi nhận số dư 438.500 tỷ đồng, tăng 13,7%. Số dư nợ xấu của ngân hàng ở mức 12.483 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm nhưng đã giảm so với kết quả 13.484 tỷ đồng vào cuối quý 3. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,85%, tương đương với đầu năm.
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số