-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
TIN LIÊN QUAN | |
Doanh nghiệp lưỡng lự với cải cách | |
Con dấu và câu chuyện tư duy quản lý | |
Chọn con dấu hay chữ ký? | |
Có cần con dấu của doanh nghiệp? | |
Bắt giam 3 giám đốc lừa tiền của VietinBank Hoàng Mai |
Quan điểm của ông về việc nên hay không nên bỏ con dấu?
Tôi cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần chấm dứt sự tồn tại của con dấu. Đây là tư duy cũ, trong khi thế giới đã thay đổi rất lâu rồi. Theo thông tin từ Ngân hàng Thế giới thì hiện nay trên 110 quốc gia đã bỏ yêu cầu phải có con dấu trong hoạt động của doanh nghiệp.
Xu hướng bỏ con dấu này càng ngày càng rõ. Họ cũng chỉ làm cái việc là trả lại giá trị pháp lý ràng buộc doanh nghiệp cho chữ ký của người đại diện hợp pháp nhân danh doanh nghiệp.
Chẳng nói đâu xa ở ngay các nước láng giếng của chúng ta thôi. Nhiều nước cũng đã bỏ con dấu rồi. Ở Singapore chẳng hạn, người ta thành lập doanh nghiệp qua mạng, chỉ mất mấy phút đồng hồ, tốn kém chỉ 1 USD tiền truy cập internet và cứ thế là hoạt động chứ đâu phải mất thêm cả tuần cho mỗi việc đi đăng ký và khắc dấu doanh nghiệp. Nếu chúng ta tiếp tục duy trì như hiện nay thì rõ ràng vừa làm mất đi cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp,, vừa tạo ra gánh nặng quản lý và lãng phí.
Luật sư Trịnh Văn Quyết, Tổng giám đốc Công ty Luật SMiC |
Ở Việt Nam, người dân và doanh nghiệp đã quen với việc phải có cả chữ ký và con dấu thì một quyết định mới có hiệu lực. Dường như việc yêu cầu cả 2 điều này cũng góp phần tăng độ tin cậy của văn bản lên?
Tôi cho rằng, không thể xem con dấu là một yêu cầu bắt buộc phải có để văn bản đã ký bởi người đại diện hợp pháp, nhân danh doanh nghiệp có hiệu lực được.
Tư duy xem con dấu là một yêu cầu bắt buộc như trong các văn bản pháp luật đang áp dụng hiện nay ở Việt Nam vô hình trung đã trao giá trị đại diện cho doanh nghiệp, dù không toàn bộ, cho con dấu rồi. Đây không chỉ là lối tư duy cũ mà theo tôi còn có sự nhầm lẫn khái niệm, gây phiền toái và tốn kém cho doanh nghiệp.
Như vậy, theo ông, dường như sự tồn tại của con dấu gây ra quá nhiều hệ lụy?
Qua hơn 15 năm hành nghề luật sư, tôi đã gặp rất nhiều tình cảnh nực cười mà tôi cứ phải cố giải thích cho các đối tác nước ngoài. Họ cứ ngạc nhiên là tại sao họ gặp ông giám đốc doanh nghiệp để có chữ ký của ông ta rồi mà cứ phải chờ lấy dấu. Có trường hợp chờ mấy ngày vì cô văn thư giữ chìa khóa tủ để dấu đi vắng. Thế mới thấy ở ta lạc hậu như thế nào. Các hệ quả của nó đã rõ.
Một là, nếu không có con dấu thì doanh nghiệp không thể hoạt động được, dù là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có ra quyết định như vậy. Các vụ việc đình trễ hoạt động của doanh nghiệp kéo dài nhiều năm do tranh chấp chiếm dụng con dấu gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp là minh chứng rõ ràng cho điểm bất hợp lý này.
Hai là, nó tạo cho người tham gia giao dịch tin vào giá trị đại diện doanh nghiệp của con dấu hơn là chữ ký người đại diện. Nhiều khi người ta chỉ nhìn vào việc đã đóng dấu chưa mà không quá quan tâm đến ai đã ký văn bản đó. Điều sai lầm ở đây chính là con dấu đâu có thay mặt cho người đại diện hợp pháp được. Kiểm soát sự tin tưởng đại diện đó không được thành ra lại đổi hết lên trên vai cơ quan quản lý nhà nước về con dấu, mà điều này lại không có gì đảm bảo cả. Hiện tượng làm giả con dấu, dễ dàng lừa gạt đối tác gây ra những hậu quả rất lớn trong những năm qua cho thấy rõ sự bất cập này.
Cũng cần nói thêm giờ đã là thời đại điện tử và công nghệ rồi. Sẽ không ai cứ phải khư khư mang con dấu để đi đóng vào các giao dịch. Nếu buộc phải có con dấu thì giao dịch đâu thể thực hiện được nữa. Chẳng nhẽ giao dịch điện tử được ký bởi chữ ký điện tử không có dấu vẫn có hiệu lực trong khi giao dịch giấy lại phải có dấu mới có hiệu lực.
Vậy theo ông, nếu bỏ con dấu, làm thế nào để tăng tính tin cậy trong các văn bảo giao kết của doanh nghiệp?
Tôi nghĩ, mọi người cần phải hiểu rõ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp mới là người thay mặt, nhân danh doanh nghiệp đó ký các giấy tờ giao dịch với chủ thể khác, tạo sự ràng buộc pháp lý của giấy tờ giao dịch đó đối với doanh nghiệp mà người ký nhân danh. Nói cách khác, đã có chữ ký của người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp thì đồng nghĩa với văn bản đã ký đó phát sinh giá trị pháp lý ràng buộc doanh nghiệp rồi. Bản thân con dấu không thể thay cho người đại diện của doanh nghiệp được
Câu chuyện cần giải quyết ở đây là nâng cao cơ chế để xác thực được chữ ký của người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp. Vấn đề này có thể xử lý bằng nhiều cách, từ việc buộc đăng ký chữ ký mẫu và công khai chữ ký mẫu, cho đến áp dụng công nghệ chữ ký điện tử. Đồng thời phải quy định chế tài thật nghiêm khắc trong việc giả mạo chữ ký.
Kết quả thăm dò ý kiến do Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn thực hiện mới đây, với câu hỏi "Theo bạn, việc sử dụng con dấu của doanh nghiệp nên theo hướng nào?", kết quả (tính đến hết ngày 31/10) như sau: * Có 20% số người tham gia trả lời chọn phương án "Vẫn giữ như hiện nay, để cơ quan công an cấp con dấu, tránh rắc rối"; * Có 52% số người tham gia trả lời chọn phương án "Bỏ hẳn con dấu, chuyển sang dùng chữ ký điện tử". |
TS
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025