-
“Ông lớn” bán dẫn Đức hợp tác phát triển ngành vi mạch, bán dẫn ở Việt Nam -
Cảnh giác lừa đảo tải, cài ứng dụng VNeID giả mạo -
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn
Mô hình 5G thành công và bài học cho Việt Nam
Tháng 4/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G cho các nhà mạng. Chỉ sau 6 tháng được cấp phép, các nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone đã bắt đầu kế hoạch thương mại hóa 5G.
Với công nghệ mới 5G, khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp. 5G sẽ mở ra “kỷ nguyên mới”, cơ hội mới, để xây dựng nền sản xuất hiện đại, mô hình kinh doanh mới cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như thành phố thông minh, nhà máy thông minh, cảng biển thông minh, công nghiệp nội dung số… và hình thành nên các ngành công nghiệp mới cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tại talkshow “Nền tảng số Việt Nam xuất sắc: Công nghệ mới 5G - Cơ hội tăng trưởng đột phá cho doanh nghiệp”, do Báo Đầu tư thực hiện kỳ này, ông Trần Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm SI (Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel) cho biết, Viettel đã nghiên cứu các trường hợp thành công 5G trên thế giới và bị thuyết phục bởi chiến lược phát triển 5G của Trung Quốc. Quốc gia này coi 5G là một chiến lược quốc gia và có các chương trình hỗ trợ nhà mạng, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng 5G.
“Ở Trung Quốc hiện nay, 5G được ứng dụng phổ biến trong nhà máy thông minh, cảng biển… Nước này đang triển khai trên 30.000 dự án 5G. Đặc biệt, cảng biển có tỷ lệ triển khai dịch vụ, giải pháp 5G đạt trên 92%; các nhà máy thép triển khai trên 95% ứng dụng 5G. Chúng tôi cũng đã làm việc với một số đối tác, nhà máy ở Trung Quốc. Họ ứng dụng 5G kết hợp AI, smart factory và kết quả là năng suất lao động tăng tới 20-30%, chi phí vận hành giảm 15%, sản phẩm lỗi được kiểm soát và giảm 80%... Đây là những con số minh chứng cho hiệu quả của ứng dụng 5G vào nhà máy”, ông Ngọc nói.
Theo ông Ngọc, 5G ra đời với độ trễ rất thấp, kết nối phục vụ hàng ngàn cảm biến, dữ liệu tức thời, phân tích và đưa ra kết quả cho dây chuyền máy móc sản xuất nhanh chóng. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam.
Ông Nguyễn Tuấn Huy, Trưởng ban Chuyển đổi số (Tổng công ty Viễn thông MobiFone) cũng ấn tượng với sự phát triển 5G tại Trung Quốc.
Ông Huy cho biết, hình ảnh công nhân, thợ mỏ đeo iPad đi dưới hầm mỏ làm việc là rất bình thường. iPad giúp dẫn đường, hỗ trợ, vì trong hầm mỏ, chỉ sóng 5G mới hoạt động được. Cũng nhờ 5G mới có thể điều khiển được robot. Tại nhiều mỏ ở Trung Quốc, vận chuyển than bằng xe tự lái và hoạt động 24/24h...
Chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Truyền thông (Tập đoàn VNPT) cho hay, từ một đơn vị chỉ kinh doanh thương mại điện tử, Rakuten đã trở thành một nhà phát triển mạng 5G nhanh nhất, xuất sắc nhất thế giới. Điều đặc biệt ấn tượng là họ tự chủ về công nghệ. Trong vòng 4 tháng, Rakuten đã triển khai xong mạng 5G trên cả nước Nhật Bản.
Xây dựng hệ sinh thái 5G cho doanh nghiệp
Việt Nam đang trong quá trình thương mại hóa 5G. Các nhà mạng đã và đang lên kế hoạch xây dựng hệ sinh thái, cung cấp các dịch vụ số trên nền tảng 5G cho doanh nghiệp. Các lĩnh vực có thể áp dụng ngay là khu công nghiệp, nhà máy thông minh, cảng biển…
Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, VNPT có cách đi riêng với 5G. Ngoài việc phát triển các trạm phát sóng, hệ thống mạng lõi 5G, VNPT xây dựng hệ sinh thái 5G. Đó là xây dựng các sản phẩm AI trong các lĩnh vực như fintech, tài chính, cảng biển, y tế…
“Chúng tôi đã thiết lập một trung nghiên cứu công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) từ 5 năm trước. Ở các điều kiện khó khăn, khắc nghiệt, công nghệ này trên nền tảng 5G sẽ thay thế được nhân lực, tăng năng suất, hiệu quả. Thay vì phải đào tạo 100 kỹ sư, thì chỉ cần đào tạo 1-2 kỹ sư làm hiện trường kết nối mạng 5G là có thể giải quyết công việc nhanh chóng”, ông Nghĩa chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Tuấn Huy, hiện mới là giai đoạn “bình minh” của 5G. MobiFone cũng có những hệ sinh thái như nền tảng về giáo dục thông minh, du lịch thông minh… MobiFone xây dựng những hệ thống đó để chuẩn bị cho 5G tăng tốc.
“MobiFone chuẩn bị hạ tầng để tạo những kịch bản sử dụng, như hệ sinh thái nông nghiệp thông minh đọc 70 loại sâu bệnh cây trồng ở Việt Nam; hay giải pháp nông nghiệp thông minh số hóa lăng tẩm, các địa điểm du lịch ở Thanh Hóa, Huế”, ông Huy cho biết.
Giống như VNPT và MobiFone, Viettel cũng tập trung nhiều cho mô hình 5G to Business (5G2B) và xác định, 5G là mảnh ghép để giải quyết các vấn đề khó mà công nghệ cũ không thực hiện được.
Ông Trần Tuấn Ngọc cho biết, với 5G2B, Viettel có giải pháp Private Network (mạng 5G riêng), độc lập và chỉ phục vụ khách hàng doanh nghiệp.
Viettel nghiên cứu Chương trình Trọng điểm về chuyển đổi số quốc gia và chọn ra 7 ngành/lĩnh vực sẽ tập trung, gồm sản xuất công nghiệp, nănglượng, giao thông vận tải - logistics, đô thị thông minh, nông nghiệp, giáo dục và y tế.
Viettel cũng đã sẵn sàng hệ sinh thái 5G2B với hơn 100 dịch vụ, giải pháp dành riêng cho doanh nghiệp, tổ chức ở nhiều ngành khác nhau. Viettel đã làm việc với các đối tác để chuẩn bị sẵn sàng về mặt giải pháp để có thể đáp ứng ngay nhu cầu của khách hàng.
“5G2B cho doanh nghiệp là hình thức dự án, không phải là một sản phẩm nào đóng gói sẵn. Chúng tôi sẽ phải khảo sát rất kỹ nhu cầu khách hàng rồi thiết kế. Ngay cả phần kết nối thôi cũng phải thiết kế và xây dựng riêng theo nhu cầu của khách hàng”, ông Ngọc cho biết.
-
iPhone 17 Air sẽ loại bỏ khay sim? -
Cảnh giác lừa đảo tải, cài ứng dụng VNeID giả mạo -
Việt Nam sẽ đạt 100 triệu người dùng Internet vào năm 2029 -
Xiaomi và bước đi chiến lược: Tự phát triển chip xử lý cho smartphone -
MobiFone AIoT Day 2024 mở ra cánh cửa mới, mang công nghệ đến với mọi nhà -
Huawei ra mắt Mate 70 Series và X6: Bộ đôi đột phá không cần Android -
iPhone 17 Air: Mỏng, độc đáo nhưng có đáng để chờ đợi?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/12 -
2 Cuối tháng 12/2024 có thể có kết quả tinh gọn bộ máy của Quốc hội -
3 Quyết định đầu tư đại dự án đường sắt tốc độ 350 km/h, sơ bộ vốn 1.713.548 tỷ đồng -
4 Quyết định thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại trên toàn quốc -
5 Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng
- Herbalife Việt Nam và VTV3 khép lại mùa thứ hai của Chương trình “Sinh viên thế hệ mới”
- C.P. Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín tại lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024
- Coteccons được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất tại CSI 2024
- Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư
- Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh các giọng ca xuất sắc nhất
- Sơn Hoà Bình tái định vị doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới