
-
Đề xuất bổ sung dự toán ngân sách Trung ương để chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy
-
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Tinh gọn bộ máy, tăng cường phân quyền
-
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nền tảng để giữ gìn bản sắc chính là sự gắn bó cảm xúc
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2023 tăng 0,01% so với tháng trước, tăng 0,4% so với tháng 12/2022 và tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước.
Giá lương thực, thực phẩm tăng, giá điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài được Tổng cục Thống kê chỉ ra là những nguyên nhân chính khiến CPI tháng Năm tăng nhẹ so với tháng trước.
Do mức tăng thấp của CPI tháng Năm, sau khi giảm 0,34% trong tháng trước, nên tính bình quân, CPI 5 tháng chỉ còn tăng 3,55% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, lạm phát đang tiếp tục được kiểm soát tốt, kéo xa ngưỡng tăng 4%.
Trong khi đó, so với cùng kỳ năm trước, CPI các tháng từ đầu năm đến nay cũng có xu hướng giảm dần. Cụ thể, CPI tháng Một tăng cao nhất với 4,89%; tháng Hai tăng 4,31%; tháng Ba tăng 3,35%; tháng Tư tăng 2,81% và đến tháng Năm, mức tăng còn 2,43%.
Nguyên nhân, theo Tổng cục Thống kê, chủ yếu do giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới, làm cho chỉ số giá nhóm giao thông so với cùng kỳ năm trước liên tục giảm, từ mức giảm 0,18% trong tháng 2/2023 đã giảm mạnh 8,94% trong tháng 5/2023.
Tín hiệu thị trường như vậy là đang trong xu hướng tích cực. Giá cả đang trong tầm kiểm soát.
![]() |
Giá xăng dầu giảm là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến CPI 5 tháng đầu năm có xu hướng tăng chậm lại |
Quay trở lại với diễn biến giá cả thị trường tháng 5/2023, Tổng cục Thống kê cho biết, trong rổ hàng hóa tính CPI, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
Cụ thể, trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng mạnh nhất, với 1,01%. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết nắng nóng kéo dài, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng lên. Việc giá gas trong tháng Năm tăng 0,31% so với tháng trước cũng tác động làm CPI của nhóm này tăng cao.
7 nhóm hàng có chỉ số giá tăng còn lại bao gồm Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch (tăng 0,24%); Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 0,24%); Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác (tăng 0,23%); Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (tăng 0,16%)…
Ngoài ra, còn có Nhóm đồ uống và thuốc lá (tăng 0,13%); Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép (tăng 0,1%); Nhóm thuốc và dịch vụ y tế (tăng 0,04%).
Trong khi đó, ba nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm Nhóm giáo dục (giảm 0,1%); Nhóm bưu chính - viễn thông (giảm 0,17%) và Nhóm giao thông (giảm 2,98%).
Việc Nhóm giao thông giảm mạnh đã tác động làm CPI chung giảm 0,29 điểm phần trăm. Nguyên nhân chủ yếu của mức giảm này là do giá xăng trong nước giảm 7,83% (tác động làm CPI chung giảm 0,28 điểm phần trăm), do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong nước vào ngày 04/5/2023, 11/5/2023 và 22/5/2023.
Ở góc độ khác, Tổng cục Thống kê cho biết, lạm phát cơ bản tháng 5/2023 tăng 0,27% so với tháng trước, tăng 4,54% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy là bình quân 5 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,83% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung. Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 5 tháng đầu năm 2023 giảm 15,27% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 8,51%. Đây là các yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Việc lạm phát cơ bản tăng cao hơn CPI bình quân chung là điều cần được tiếp tục theo dõi. Xu hướng này đã xuất hiện trong vài tháng qua.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, tháng qua, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Chỉ số giá vàng tháng 5/2023 tăng 1,02% so với tháng trước; tăng 3,97% so với tháng 12/2022; tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 5 tháng đầu năm 2023 tăng 0,62%.
Trong khi đó, giá USD bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.640 VND/USD. Chỉ số giá USD tháng 5/2023 giảm 0,11% so với tháng trước; giảm 2,37% so với tháng 12/2022; tăng 1,73% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 5 tháng đầu năm 2023 tăng 2,91%.
-
Đề xuất bổ sung dự toán ngân sách Trung ương để chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy
-
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Tinh gọn bộ máy, tăng cường phân quyền
-
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nền tảng để giữ gìn bản sắc chính là sự gắn bó cảm xúc
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật -
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ dự lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng tại Nga -
Việt Nam - Hành trình thịnh vượng -
Việt Nam: Từ giải phóng 1975 đến kiến tạo luật chơi 2025 -
Kho bạc Nhà nước kết nối dữ liệu hợp đồng điện tử với mạng đấu thầu quốc gia -
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025