
-
Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025 - bão Wipha
-
Hải Phòng sẵn sàng nhiều phương án ứng phó bão số 3 - Wipha
-
Bão Wipha có thể gây mưa lớn, lũ quét tại Bắc Bộ từ ngày 21/7 -
Gia Lai sẽ dành gần 250 tỷ đồng chi hỗ trợ điều kiện đi lại, làm việc cho cán bộ sắp xếp
![]() |
Phiên họp ngày 11/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
Tiếp tục phiên họp thứ 11, cuối chiều ngày 11/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV.
Đây là nội dung sẽ được báo cáo Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ ba (sáng 23/5/2022).
Chủ tịch Ủy ban Trụng ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, cử tri và Nhân dân trăn trở và lo lắng về những khó khăn, thách thức nhiều mặt do dịch Covid-19 gây ra.
Cử tri cũng lo lắng về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội còn chậm - nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất quan tâm và cũng rất lo lắng khi thảo luận về kinh tế, xã hội sáng cùng ngày.
Ông Chiến cũng phản ánh, cử tri trăn trở vì đời sống của một bộ phận người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn... Sự phối hợp của một số cơ quan trong giải quyết công việc chưa nhịp nhàng, chặt chẽ. Vẫn còn một số cán bộ, công chức, viên chức tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật.
Cử tri và Nhân dân bày tỏ sự bất bình, lên án mạnh mẽ, phẫn nộ đối với những hành vi trục lợi trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, mua sắm trang thiết bị, vật tư tiêu hao, có sự tiếp tay, bao che của một số cán bộ, đảng viên, làm giảm lòng tin của Nhân dân. Đồng thời, mong muốn các cơ quan chức năng tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm, bị can bỏ trốn; công khai, minh bạch kết quả điều tra, xét xử để nhân dân giám sát, ông Chiến trình bày.
Báo cáo cũng nêu rõ, cử tri và Nhân dân còn băn khoăn, lo lắng về tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm. Hoạt động của thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu, thị trường bất động sản… còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; tình trạng dự án đã được giao nhưng không triển khai hoặc chậm triển khai đã tồn tại nhiều năm, lãng phí tài nguyên đất đai, khoáng sản...; tình trạng người dân đã nộp tiền mua đất ở, nhà ở của một số dự án đã nhiều năm nhưng chưa được giao đất, giao nhà ở gây bức xúc trong Nhân dân.
Một bộ phận người lao động do khó khăn, chưa tìm được việc làm đã rút bảo hiểm xã hội một lần, về lâu dài sẽ không bảo đảm được đời sống; vẫn còn xảy ra tình trạng mất an toàn cho người dân như: nhiều vụ cháy, nổ, tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, trẻ em bị đuối nước... đáng lo ngại, cũng là vấn đề khiến cử tri lo lắng.
Dư luận xã hội còn băn khoăn, có ý kiến trái chiều về việc đưa môn Lịch sử là môn học tự chọn ở bậc trung học phổ thông, có thể sẽ gây ra hậu quả, hệ lụy khó lường. Thực tế, có một số nước phát triển, nền văn hóa tương đồng với Việt Nam (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) đã đưa trở lại hoặc vẫn duy trì môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông, ông Chiến báo cáo.
Tham gia thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh thêm một số vấn đề được cử tri quan tâm như diến biến giá xăng dầu, nhu cầu điện khi mùa hè đến, việc rút bảo hiểm xã hội một lần...
Nhấn mạnh đời sống nhân dân còn khó khăn, Chủ tịch Quốc hội cho biết cử tri rất quan tâm đến thông tin Hội đồng tiền lương quốc gia đã thống nhất trình Chính phủ về phương án tăng lương tối thiểu vùng 6%.
It có năm nào Hội đồng thống nhất cao như năm nay, cử tri mong muốn Chính phủ xem xét sớm việc tăng lương này, Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Ông Vương Đình Huệ cũng chia sẻ rằng, cử tri đã nhắn tin, gọi điện trực tiếp cho Chủ tịch Quốc hội đề nghị quan tâm đến tăng lương tối thiểu vùng. Và ông có trả lời là vấn đề này không thuộc thẩm quyền của Quốc hội, vì Quốc hội chỉ quyết tăng lương của khu vực công còn lương tối thiểu vùng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng và Chính phủ. Nhưng Chủ tịch Quốc hội sẽ trao đổi với Thủ tướng về quan tâm này của cử tri.
Ông Vương Đình Huệ cũng sốt ruột khi "đến nay sắp hết tháng 5 rồi mà chưa động tĩnh gì để giải quyết vấn đề này, vì thế, cử tri băn khoăn. Nên chăng, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt và nên có thông điệp về vấn đề tăng lương tối thiểu vùng. Người lao động khó khăn lắm, nhất là người có hệ số lương thấp vì mấy năm nay không có điều kiện để điều chỉnh, Chủ tịch Quốc hội phát biểu.

-
Bão Wipha có thể gây mưa lớn, lũ quét tại Bắc Bộ từ ngày 21/7 -
Gia Lai sẽ dành gần 250 tỷ đồng chi hỗ trợ điều kiện đi lại, làm việc cho cán bộ sắp xếp -
Lãnh đạo TP. Huế chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án cầu Thuận An -
Thủ tướng điều động, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường -
Bão Wipha tiến vào Biển Đông, Hà Nội và Bắc Bộ chuẩn bị đối phó mưa lớn -
Thêm 2 cửa khẩu áp dụng tờ khai hải quan cho người xuất nhập cảnh -
Hà Nội dốc toàn lực kiểm soát thị trường, quyết liệt truy quét hàng giả
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam