
-
Lãnh đạo Quảng Ninh chào xã giao Đoàn đại biểu Chính hiệp Trung Quốc
-
Mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ
-
Sẵn sàng tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
-
Cần Thơ tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù
-
Những hình ảnh đẹp tại Diễn đàn M&A 2023 -
Việt - Nhật đồng hành, hướng tới tương lai, vươn tầm thế giới
Trước đó ngày 13/11/2020, Bộ Công thương đã có văn bản 8739/BCT-ĐL báo cáo về các nội dung liên quan đến công tác trình duyệt Đề án Quy hoạch điện VIII và đề xuất thành lập Hội đồng thẩm định Đề án Quy hoạch điện VIII cùng đề nghị lùi thời gian trình tới cuối tháng 12/2020.
Đồng ý với đề nghị của Bộ Công thương về lùi thời gian trình Đề án Quy hoạch điện VIII tới cuối tháng 12/2020, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng nhắc Bộ này khẩn trương hoàn thành các thủ tục theo đúng quy định tại Luật Quy hoạch để hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án Quy hoạch Điện VIII bảo đảm đúng quy định, không muộn hơn thời hạn nêu trên.
![]() |
Lưới điện truyền tải là khâu cần được tập trung trong thời gian tới |
Bộ Công thương cũng được yêu cầu khẩn trương hoàn thiện Dự thảo quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Đề án Quy hoạch Điện VIII, trong đó xác định cụ thể thành phần các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và các chuyên gia độc lập có nhiều kinh nghiệm về quy hoạch điện lực tham gia Hội đồng thẩm định, trình Chính phủ trước ngày 25/11.
Trong hội thảo lần 2 được tổ chức cuối tháng 9/2020, dự thảo Quy hoạch Điện VIII đã tính toán, trong giai đoạn 2020 - 2030, tổng công suất nguồn của hệ thống sẽ tăng thêm 80.000 MW so với gần 60.000 MW hiện đang có.
Với dự kiến này, các nguồn điện lớn (điện than, khí và LNG) sẽ tăng thêm khoảng 30.000 MW; điện gió các loại và điện mặt trời dự kiến tăng thêm khoảng 30.000 MW. Kết quả nghiên cứu của Đề án cũng chỉ ra rằng, xu hướng truyền tải điện sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới. Thay vì truyền tải điện từ miền Bắc vào miền Nam như trước đây, chiều truyền tải có xu hướng thay đổi dần với hướng ngược lại.
Việc nhập khẩu điện từ các nước trong khu vực tuy cũng đã có chủ trương, tuy nhiên, quá trình triển khai nhập khẩu điện cũng chưa đạt được như mong đợi, làm ảnh hưởng tới việc liên kết lưới điện.
Dẫu vậy nếu tính quy mô nguồn điện gồm tất cả các nguồn điện hiện có và đã được đăng ký hiện là khoảng 2.200 dự án với tổng công suất 220 GW (220.000 MW) và hiện nhiều vùng, nhiều tiểu vùng có quy mô nguồn đăng ký lớn hơn nhiều so với phụ tải của vùng và tiểu vùng. Hiện đang có sự mất cân đối khi có quá nhiều nguồn điện đăng ký tập trung tại miền Trung và miền Nam.
Điều này dẫn tới khả năng đến năm 2030, Nam Bộ và Nam Trung bộ đăng ký dư khoảng 80 GW, Tây Nguyên dư 18 GW. Nếu tất cả các nguồn đăng ký đầu tư đều được phê duyệt (162,5 GW) thì tổng công suất nguồn toàn quốc năm 2030 sẽ dư 137 GW (dư 162%).

-
Cần Thơ tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù -
Những hình ảnh đẹp tại Diễn đàn M&A 2023 -
Việt - Nhật đồng hành, hướng tới tương lai, vươn tầm thế giới -
Sớm nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ lên 4 tỷ USD -
Hải Dương quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc đến các tỉnh, thành phía Bắc -
Ninh Thuận nằm trong top 10 cả nước về tăng trưởng GRDP năm 2023 -
Nhiều vấn đề nóng sẽ được chất vấn tại kỳ họp cuối năm của Quảng Ngãi
-
CEO Nghiêm Thị Huệ - Xây dựng thương hiệu bằng chữ “Tâm” vươn Tầm quốc tế
-
Phiêu lưu trong thế giới của 1664 Blanc và khám phá những bất ngờ hứng khởi
-
Alibaba.com hợp tác tuyển chọn 100 doanh nghiệp tiêu biểu tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam
-
Tại sao hệ tiêu hóa khỏe giúp ngăn ngừa stress?
-
Acecook Việt Nam đi đầu trong ngành hàng về cải tiến sản phẩm giảm nhựa
-
Dai-ichi Life Việt Nam được trao Chứng nhận về đóng góp bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững