
-
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,3% sau 6 tháng năm 2025
-
Hưng Yên: Gỡ điểm nghẽn, đẩy nhanh tiến độ 18 dự án trọng điểm
-
Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân, tăng mức giảm trừ gia cảnh
-
“Ba tăng tốc” để thúc tăng trưởng kinh tế
-
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi -
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,2% sau 6 tháng năm 2025
![]() |
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc báo cáo tại phiên họp (Ảnh Quốc hội) |
Chiều 9/12 Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã báo cáo bước đầu với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội việc chuẩn bị kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.
Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội sẽ thảo luận dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của: Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước.
Theo dự kiến, kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ, Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội (trong trường hợp dịch bệnh diễn biến xấu sẽ cân nhắc phương án họp trực tuyến) và dự kiến làm việc trong 7,5 ngày; họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 24/3 và bế mạc vào ngày 2/4/2021.
Về công tác xây dựng pháp luật, Tổng thư ký cho biết, đối với 3 dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, sau khi Chính phủ tiếp tục hoàn thiện và báo cáo thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét trình Quốc hội.
Kỳ họp thứ 11 vẫn có nội dung xem xét báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020 và tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2021.
Quốc hội dự kiến dành 1 ngày tại tổ và 2 ngày tại hội trường thảo luận về các báo cáo công tác nhiệm kỳ, như đã nói trên.
Về kỳ họp thứ 10 vừa qua của Quốc hội, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc nêu bốn hạn chế.
Một, việc khắc phục tình trạng chậm gửi hồ sơ tài liệu chưa có chuyển biến tốt, thậm chí còn có bước lùi so với một số kỳ họp giữa nhiệm kỳ; các nội dung đề nghị bổ sung gấp vào kỳ họp tăng lên so với kỳ họp trước.
Hai, một số dự án luật được chuẩn bị chưa kỹ, thiếu tính thuyết phục, đánh giá chưa đầy đủ tác động của dự án Luật. Cụ thể đó là các dự án: Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Hạn chế thứ ba là một số câu hỏi chất vấn còn dài, chưa rõ ràng; có Bộ trưởng trả lời đôi khi còn chung chung, chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể nên đại biểu phải tranh luận, trao đổi lại.
Vẫn còn một số đại biểu Quốc hội chưa thực sự tích cực để khắc phục tình trạng phát biểu trùng lặp là hạn chế thứ tư của kỳ họp thứ 10.
-
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,3% sau 6 tháng năm 2025 -
Hưng Yên: Gỡ điểm nghẽn, đẩy nhanh tiến độ 18 dự án trọng điểm -
Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân, tăng mức giảm trừ gia cảnh -
“Ba tăng tốc” để thúc tăng trưởng kinh tế -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi -
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,2% sau 6 tháng năm 2025 -
Hà Nội: Xét xử nghiêm minh, đẩy nhanh tiến độ các vụ án lớn, phức tạp
-
Tây Bắc Group nối dài hành trình kiến tạo giá trị mới
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045