
-
Bộ Tài chính nói về tiến độ thí điểm sàn giao dịch tiền mã hóa
-
Trái phiếu chính phủ "đắt hàng" trở lại
-
Điểm danh 5 nhóm ngành dự báo lãi tốt trong quý I/2025
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB -
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
Căn cứ các nghị định, quyết định của Chính phủ, Bộ Tài chính về quản lý công chức, viên chức, tiếp nhận cộng chức cùng đề nghị của Phòng Tổng hợp - Thư ký, Phòng Báo chí - Tuyên truyền, Chánh văn phòng Bộ Tài chính đã có quyết định phân công ông Trần Văn Dũng, chuyên viên cao cấp, đến nhận công tác tại Phòng Báo chí - Tuyên truyền kể từ ngày 5/8/2022.
Trước đó, ngày 18/5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra quyết định cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Trần Văn Dũng. Căn cứ các quy định hiện hành về phân cấp quản lý công chức và xử lý, kỷ luật công chức, ngày 19/5/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Quyết định số 817/QĐ-BTC về việc thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với ông Trần Văn Dũng, do đã có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác.
Trong thời gian kiện toàn nhân sự Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính giao Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi hiện vẫn đảm nhận vị trí này.
Ông Trần Văn Dũng từng công tác tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1992-1997 và có thời gian dài đảm nhận các vị trí cấp cao trong ngành chứng khoán. Ông là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từ năm 2012. Từ ngày 1/11/2016, ông Trần Văn Dũng được bổ nhiệm vào vị trí người đứng đầu HoSE thay ông Trần Đắc Sinh đến tuổi nghỉ hưu. Giữa tháng 7/2017, Bộ Tài chính bổ nhiệm ông Trần Văn Dũng làm Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thay ông Vũ Bằng nghỉ hưu theo chế độ.
Trong 5 năm ông Trần Văn Dũng đảm nhận vị trí cao nhất tại Ủy ban chứng khoán Nhà nước, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận bước phát triển đáng chú ý về cả quy mô vốn hóa thị trường, lượng nhà đầu tư tham gia hay quy mô giao dịch trên thị trường.
Trong năm 2021, thanh khoản thị trường đã tăng mạnh nhờ lượng rất lớn nhà đầu tư mới tham gia vào vào thị trường. Tuy nhiên, hệ thống giao dịch vận hành từ thời điểm thành lập thị trường dù qua các biện pháp nâng cấp vẫn không kịp đáp ứng giá trị giao dịch tăng lên đột biến. Trong khi đó, dự án hệ thống giao dịch mới ký với Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) chưa thể đưa vào vận hành.
Theo cập nhật mới nhất hôm 28/7 liên quan đến dự án này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết thời gian hệ thống KRX vận hành chỉ còn tính theo tháng.

-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng -
Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào? -
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB -
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư -
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4