-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
Cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn
Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng (Dự thảo) vừa được Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ.
Một trong những chính sách mới được cho là có tính đột phá là thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Quốc hội nghe báo cáo về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng |
Trình Quốc hội nội dung này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Dự thảo quy định thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng biển Liên Chiểu và xác định Khu thương mại tự do Đà Nẵng là khu chức năng, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch, dịch vụ chất lượng cao, công nghệ cao. Khu thương mại tự do Đà Nẵng có các khu chức năng là sản xuất, hậu cần cảng - logistics, thương mại - dịch vụ.
Các khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do Đà Nẵng được ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và hoạt động quản lý nhà nước theo lĩnh vực tương ứng của các cơ quan có liên quan. Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do Đà Nẵng với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế và xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo Dự thảo, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, điều chỉnh, mở rộng ranh giới Khu thương mại tự do Đà Nẵng tương tự khu kinh tế.
Để đơn giản thủ tục hành chính, Dự thảo giao UBND TP. Đà Nẵng tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung Thành phố trong ranh giới Khu thương mại tự do Đà Nẵng đảm bảo đồng bộ sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng. UBND TP. Đà Nẵng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do Đà Nẵng. Đồng thời, Dự thảo quy định, Khu thương mại tự do Đà Nẵng là trường hợp được thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về đất đai, nhằm đẩy nhanh việc thành lập mô hình mới này.
Thẩm tra, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đánh giá, đây là chính sách mang tính đột phá, là quyết tâm chính trị, tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của Đà Nẵng và Chính phủ trong áp dụng mô hình phát triển tiên tiến của thế giới. Nếu thực hiện thành công chính sách này sẽ tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng và của cả vùng.
Bên cạnh đó, việc thí điểm mang ý nghĩa đặt nền móng cho việc hình thành chính sách mới trong quá trình vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta; đồng thời, có lựa chọn lĩnh vực đột phá để tập trung phát triển là vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI). Đây cũng là bước thử nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện dần. Vì vậy, đa số ý kiến của Ủy ban thẩm tra tán thành với chủ trương thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Đà Nẵng.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra lưu ý, đây là vấn đề lớn, không chỉ mang tính chất kinh tế, mà còn liên quan đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, gắn với thể chế và hệ thống pháp luật. Để triển khai hiệu quả chủ trương này của Bộ Chính trị, Ủy ban thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát để quy định rõ ràng, cụ thể trong Dự thảo Nghị quyết 7 nội dung. Các nội dung này gồm: khái niệm, mô hình tổ chức; chức năng, nhiệm vụ; chính sách phát triển và quản lý nhà nước; phương án phát triển khu thương mại tự do; nguồn lực thực hiện, đầu tư phát triển hạ tầng…
Kết quả đầu ra khi thành lập Khu thương mại tự do (bao gồm tác động đến tăng trưởng kinh tế, ngân sách, xã hội; tác động đến phát triển doanh nghiệp và tính lan tỏa vùng miền, trách nhiệm trong triển khai thực hiện của các cá nhân, tổ chức liên quan; bổ sung hệ thống giám sát định kỳ) cũng là các nội dung cần quy định cụ thể, theo cơ quan thẩm tra.
Chấp nhận rủi ro, tạo đột phá
Thảo luận tại tổ, nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng. Nhấn mạnh đây là chính sách rất mới, mang tính đột phá, nên đồng tình, nhưng đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn Quảng Ninh) cho rằng, dù nhiều quốc gia đã triển khai, song cơ hội để đại biểu nghiên cứu mô hình này chưa nhiều.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An cũng đã được trình Quốc hội.
Bên cạnh các chính sách tương tự đã được Quốc hội cho phép áp dụng tại các địa phương khác, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, có 4 chính sách đề xuất mới phù hợp thực tiễn phát triển của tỉnh Nghệ An. UBND tỉnh Nghệ An có không quá 5 phó chủ tịch (tăng 1 phó chủ tịch so với quy định hiện hành), là một trong số 4 chính sách mới đó. Đề xuất này nhận được sự nhất trí của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khi thẩm tra và của nhiều đại biểu khi thảo luận tại tổ.
Bà Hà đề nghị Ban Soạn thảo cần cung cấp thêm tư liệu để đại biểu tham khảo, so sánh với các khu khác (như khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển, khu công nghệ cao…), thì Khu thương mại tự do Đà Nẵng vượt trội hơn ở nội dung gì, tăng tính thuyết phục cho đề xuất rất mới này.
Đồng tình với đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Đoàn Bến Tre) nói, trên thế giới có 150 quốc gia đã phát triển mô hình khu thương mại tự do và ngày càng mở rộng, nhưng theo đại biểu, học tập kinh nghiệm cũng không dễ, bởi không phải nơi nào cũng sẵn sàng chia sẻ.
“Tôi thấy chọn Đà Nẵng để đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do là rất phù hợp. Đây là chính sách mà tôi rất ưng ý ở các nghị quyết về cơ chế đặc thù, rất nổi trội và khác biệt, nhưng cần làm rõ thêm quy định và trách nhiệm để áp dụng cơ chế này cho rõ”.
Cũng tán thành chủ trương thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng, song đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn Quảng Trị) cho rằng, cần nghiên cứu thật kỹ và có đề án riêng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, rõ ràng về cơ chế, chính sách. “Đề xuất chung chung như Dự thảo thì khó khả thi, nếu vội vàng đưa vào dự thảo này, thì có thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp”, ông Hà Sỹ Đồng nêu quan điểm.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh, không nên cầu toàn. “Nếu chờ đề án riêng thì bao giờ mới có được mô hình mới này? Đây là chỗ để thí điểm chính sách mới, chính sách nào thành công thì nhân rộng ra bên ngoài”, ông Thanh nói.
Tuy nhiên, ông Thanh cho rằng, cơ chế đề xuất cho Khu thương mại tự do Đà Nẵng vẫn “hẻo”, khi “bê” một số chính sách đã áp dụng cho khu công nghiệp, khu kinh tế sang đây.
“Đà Nẵng hội đủ điều kiện để thí điểm thành lập khu thương mại tự do, có sân bay, có cảng, có đường sắt, có nguồn nhân lực… Dư địa phát triển của Đà Nẵng là khó rồi, chiều rộng khó thì phải phát triển chiều sâu, nên cần ủng hộ đề xuất mới này, còn đề án riêng thì nghiên cứu tiếp”, ông Thanh nêu quan điểm.
Theo nghị trình, sáng 8/6, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng.
Nói về khu thương mại tự do, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh, đây là một trong những đột phá, thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm trong việc thử nghiệm một mô hình đã được thế giới khẳng định, nhưng chưa có tiền lệ, chưa có thực tiễn ở Việt Nam.
“Do đó, chúng tôi cũng xác định, việc này có rủi ro, nhưng chúng tôi chấp nhận rủi ro đó. Nếu thành công, đây sẽ là nền tảng nhân rộng cho cả nước, còn rủi ro, thì Thành phố sẽ gánh chịu”, ông Quảng phát biểu.
Với Dự thảo, Bí thư Nguyễn Văn Quảng cho rằng, chính sách Đà Nẵng hướng tới là mục tiêu phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây là một trong những điểm mới so với chính sách của rất nhiều địa phương khác.
Điểm mới nữa, theo ông Quảng, là thu hút nguồn lực cho phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI. Một trong những mục tiêu mà Quốc hội, Chính phủ đặt ra là tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho một số ngành, lĩnh vực, trong đó có công nghiệp bán dẫn và AI, đặc biệt là cho lĩnh vực người Việt Nam rất phù hợp như thiết kế chip bán dẫn, trên cơ sở đó có cơ chế để thu hút các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Intel, Qualcomm, Ampere, ARM… đầu tư vào Thành phố.
“Các nhà đầu tư lớn đã đặt vấn đề, chỉ chờ cơ chế, chính sách này sẽ có đầu tư vào Thành phố”, Bí thư Đà Nẵng thông tin thêm.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"