-
Báo in có thể được tăng diện tích quảng cáo -
Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam -
Thái Bình phát động thi đua yêu nước năm 2025, quyết tâm tăng trưởng mạnh mẽ -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình trao 3.000 suất quà Tết ở Quảng Ngãi -
Thủ tướng yêu cầu khởi động, khởi công nhiều dự án giao thông kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng -
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón, hội đàm với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin
Ảnh minh họa. |
Trong năm qua, các biện pháp đã áp dụng để bảo đảm thu hồi tài sản đạt đều đạt hiệu quả cao, thực hiện thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Nhiều vụ án đang điều tra có giá trị tài sản bị kê biên, phong tỏa lớn hơn nhiều lần so với hậu quả thiệt hại được chứng minh, kết luận.
Kết quả cụ thể là đã thu hồi 405.217.294.000.000 đồng; 68 bất động sản (chưa định giá); 5 xe ô tô (chưa định giá); 158.265 cổ phần, cổ phiếu; 2.923.810,71 USD; 4.200.000 USD, 36 kg vàng (số liệu từ ngày 15/11/2022 đến ngày 15/9/2023).
Những thông tin đáng chú ý này được nêu tại báo cáo việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, vừa được Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao gửi tới Quốc hội.
Trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao nhận đinh, thời gian qua, tình hình tội phạm kinh tế, tham nhũng tiếp tục tăng và diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn tội phạm ngày càng tinh vi hơn. Đã xuất hiện phạm tội có tổ chức, tội phạm phi truyền thống hoạt động núp bóng doanh nghiệp, sử dụng công nghệ thông tin, gian dối trong việc phát hành trái phiếu để chiếm đoạt tài sản trong thời gian dài với số tiền đặc biệt lớn, nhiều vụ án kinh tế, chức vụ liên quan đến đấu thầu, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản xảy ra trên địa bàn hầu hết các tỉnh, thành phố, số lượng đối tượng có liên quan rất đông.
Tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại như: buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, buôn bán hàng giả... được phát hiện, khởi tố tăng, nhiều vụ án xuyên quốc gia, có sự cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng trong nước và nước ngoài.
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp để bảo đảm việc thu hồi tài sản đạt kết quả cao nhất như: tạm giữ tài sản, thu giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, người phạm tội hoặc nhân thân của người phạm tội tự nguyện khắc phục, các hình thức khác (tạm ngừng giao dịch cổ phần, cổ phiếu); tích cực phối hợp chặt chẽ với cơ quan tố tụng Trung ương và địa phương đẩy nhanh quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án đúng tiến độ, yêu cầu của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Công tác thu hồi tài sản đã được Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao chú trọng ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm và xuyên suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Bên cạnh đó, cơ quan này đã chú trọng phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, pháp lý tại thời điểm trước và trong tố tụng để thu hồi tối đa tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt.
Cụ thể, đã phối hợp kiểm tra, xác minh về tình trạng pháp lý của tài sản, nguy cơ chuyển dịch tài sản với mục đích tẩu tán và áp dụng ngay các biện pháp: tạm dừng giao dịch tài khoản, tài sản (tiền tố tụng); phong tỏa tài khoản, kê biên tài sản (trong tố tụng); ban hành các yêu cầu điều tra làm rõ bản chất vụ án (đa số là cố ý, động cơ vụ lợi, có chiếm đoạt), từ đó, thúc đẩy thái độ chủ động, tự nguyện khắc phục hậu quả đã gây ra hoặc thường xuyên giải thích, động viên người phạm tội khắc phục hậu quả để hưởng khoan hồng của pháp luật.
Kết quả, từ ngày 15/11/2022 đến ngày 15/9/2023, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã phát hiện, thụ lý, khởi tố, truy tố, xét xử 50 vụ án/419 bị can; bảo đảm các quyết định truy tố đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp Viện Kiểm sát truy tố, Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội.
Các vụ án doViện Kiểm sát Nhân dân tối cao thụ lý đều được yêu cầu điều tra làm rõ tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát; yêu cầu xác minh tài sản của bị can, người liên quan trong các vụ án để có căn cứ áp dụng các biện pháp bảo đảm thu hồi, yêu cầu tạm dừng xuất cảnh, tạm ngừng giao dịch tài sản (nếu có) nhằm ngăn chặn các đối tượng bỏ trốn, tẩu tán tài sản, che giấu tài sản.
Các biện pháp đã áp dụng để bảo đảm thu hồi tài sản đạt đều đạt hiệu quả cao, như đã nêu ở trên.
Bên cạnh đó, nhiều vụ án gây hậu quả thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước đã được thu hồi triệt để, góp phần quan trọng vào kết quả chung của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, có tác dụng cảnh báo, răn đe, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước.
Các biện pháp đã áp dụng để bảo đảm thu hồi tài sản đạt đều đạt hiệu quả cao, qua đó thể hiện rõ sự quyết tâm của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và vai trò, trách nhiệm, sự quyết liệt của Viện Kiểm sát Nhân dân nói riêng.
Trong công tác thi hành án dân sự, báo cáo nêu, thi hành án thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát, lãng phí chủ yếu là thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. Trong thời điểm báo cáo, về thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, tổng số việc phải thi hành 4.540 việc, tăng 694 việc, 18,04% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, có điều kiện thi hành 3.258 việc, chưa có điều kiện 1.254 việc, chiếm 27,62%. Đã thi hành xong 1.703 việc (đạt tỷ lệ 52,27%), tăng 210 việc, tăng 14,07% so với cùng kỳ năm 2022.
Tổng số tiền phải thi hành 96.961.426.630.000 đồng, tăng 8.356.524.606.000 đồng, tăng 9,43% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, có điều kiện thi hành 56.688.413.947.000 đồng, chưa có điều kiện 39.347.206.305.000 đồng, chiếm 40,58%. Đã thi hành xong 19.818.424.117.000 đồng (đạt tỷ lệ 34,96%), tăng 9.490.695.406.000 đồng, tăng 91,90%, so với cùng kỳ năm 2022.
Kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, cũng được báo cáo đề cập.
Theo đó, trong tổng số 133 vụ việc, đã thi hành xong 45 vụ việc; 7 vụ việc đã xử lý xong hết tài sản, đã xác minh và phân loại chưa có điều kiện thi hành án (theo quy định tại Điều 44a Luật Thi hành án dân sự); đang tiếp tục tổ chức thi hành 74 vụ việc và 7 vụ việc cơ quan thi hành án dân sự chưa thụ lý ra quyết định thi hành án do Tòa án chưa xét xử phúc thẩm hoặc cơ quan thi hành án dân sự chưa nhận đủ tài liệu, bản án.
Về tiền, tổng số phải giải quyết là 153.475.916.255.000 đồng; số đã thi hành xong là 75.457.924.296.000 đồng, còn phải thi hành là 78.017.991.960.000 đồng. Riêng 9 tháng đầu năm 2023, đã thi hành xong 19.098.035.008.000 đồng.
-
Thái Bình phát động thi đua yêu nước năm 2025, quyết tâm tăng trưởng mạnh mẽ -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình trao 3.000 suất quà Tết ở Quảng Ngãi -
Thủ tướng yêu cầu khởi động, khởi công nhiều dự án giao thông kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng -
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón, hội đàm với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Liên bang Nga -
Thủ tướng dự Diễn đàn Kinh tế thế giới và công du 3 nước châu Âu -
Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Thái Bình
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024