
-
Bổ sung ưu đãi trong đấu thầu nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
-
Thái Bình thông qua 2 đề án lớn về tổ chức hành chính và sáp nhập tỉnh
-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
-
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng -
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã
![]() |
Đại biểu Mai Văn Hải phát biểu. |
Chiều 25/3 đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận Dự thảo Luật Nhà giáo (Dự thảo) với nhiều ý kiến quan tâm đến quy định về lương và tuổi nghỉ hưu.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Dự thảo quy định lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; việc cải thiện chính sách tiền lương cho công chức, viên chức cần được nghiên cứu, tính toán đồng bộ trong quá trình xây dựng chính sách tiền lương theo vị trí việc làm. Đồng thời, Dự thảo chỉnh lý theo hướng bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đối với nhà giáo được tuyển dụng, xếp lương lần đầu.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) bày tỏ đồng tình quy định tại Dự thảo là lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Song ông Cường cũng lưu ý nội dung này đã có trong Nghị quyết 29 của Trung ương hơn 10 năm rồi và nếu quy định như dự thảo vẫn khó đi vào thực tế.
“Thang bảng lương có ngạch, trong ngạch lại có ngạch nhỏ, rồi lại có bậc. Vậy nói xếp cao nhất là xếp thế nào, có vào ngạch cao nhất hay bậc cao nhất? Quy định chung chung lại không xếp được, lại vẫn là khẩu hiệu”, ông Hoàng Văn Cường nhận xét cho rằng cần quy định cụ thể hơn nữa.
Cũng tán thành cao khi lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương cùng nhiều chính ưu đãi, phụ cấp khác, đại biểu Dương Khắc Mai ( Đắk Nông) cho rằng đi kèm với mức lương cao phải quan tâm chất lượng và vai trò của đội ngũ nhà giáo.
“Đi đôi với đặc thù tiền lương thì cần nâng cao đội ngũ nhà giáo giỏi về chuyên môn, đáp ứng các điều kiện về đạo đức, tận tâm với nghề”, ông Dương Khắc Mai nhấn mạnh và đề nghị giao Chính phủ có lộ trình để rà soát, sắp xếp, tuyển chọn, thu hút để nâng cao chất lượng nhà giáo.
Về chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với giáo viên mầm non, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Dự thảo đã chỉnh lý và bổ sung quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 5 tuổi và không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.
Đại biểu Mai Văn Hải (Thanh Hóa) đề nghị nên cân nhắc vì quy định của luật Bảo hiểm xã hội hiện tại người lao động chỉ cần đóng đủ 15 năm sẽ được hưởng lương hưu trong khi Dự thảo lại có điều kiện giáo viên mầm non phải đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên mới được nghỉ hưu sớm.
"Không rõ quy định như thế này là để hạn chế giáo viên nghỉ hưu sớm hay như thế nào. Chúng tôi đi tiếp xúc cử tri không ai muốn làm thêm. Các cô giáo chỉ muốn nghỉ từ 55 tuổi", vị đại biểu đoàn Thanh Hóa phản ánh và đề nghị cần phải quy định thế nào để giáo viên mầm non cảm thấy thuận lợi khi xin nghỉ hưu trước tuổi.
Đồng tình, đại biểu Trịnh Tú Anh (Lâm Đồng) đề nghị bỏ quy định điều kiện giáo viên mầm non phải đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên mới được nghỉ hưu trước tuổi.
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) đề xuất, ngoài giáo viên mầm non nên bổ sung cả đối tượng giáo viên tiểu học được nghỉ hưu sớm không quá 5 năm. Bà Lam nói, vấn đề này cũng được nhiều cử tri là giáo viên tiểu học đề xuất. Chính phủ có thể tự quy định để giáo viên mầm non nghỉ hưu sớm.
Đại biểu Lê Thanh Hoàn (Thanh Hóa) cho rằng, không cần thiết quy định riêng về việc giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm tại Dự thảo Luật Nhà giáo.
Vì, tại khoản 3 điều 169 Bộ luật Lao động đã có quy định: người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và giao Chính phủ quy định chi tiết.
Do đó, nếu Chính phủ cho rằng giáo viên ở cơ sở giáo dục mầm non là ngành nghề nặng nhọc thì Chính phủ hoàn toàn có thể quy định theo thẩm. "Với tinh thần Quốc hội chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, tôi đề nghị bỏ quy định tại khoản 2 điều 28 và cũng không cần sửa đổi, bổ sung điều 66 của luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, khi mà luật này tới 1/7 tới mới có hiệu lực", đại biểu Hoàn nêu ý kiến.
Theo nghị trình, Luật Nhà giáo sẽ được thông qua tại Kỳ họp Quốc hội thứ chín tới đây.
-
Bổ sung ưu đãi trong đấu thầu nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
-
Thái Bình thông qua 2 đề án lớn về tổ chức hành chính và sáp nhập tỉnh
-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
-
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng -
Phát huy tinh thần "thần tốc, táo bạo" trong xây dựng các dự án hạ tầng trọng điểm -
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã -
Tiếp tục lấy ý kiến sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước -
Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã xong trước 21/4 -
Trật tự cũ đang rạn vỡ: Việt Nam và thế giới trong cuộc “cách mạng không trung tâm” -
Sáp nhập các địa phương: Không phân lẻ đô thị thuộc tỉnh thành các phường
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu