Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
Đạm Cà Mau vững tin vượt sóng vì người nông dân Việt
Như Loan - 20/03/2019 09:01
 
Năm 2018 là năm thứ 7 liên tiếp kể từ khi nhà máy đi vào hoạt động, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) tiếp tục sản xuất kinh doanh vượt kế hoạch đề ra.

Theo đó, năm 2018 Nhà máy Đạm Cà Mau đã cung cấp gần 6 triệu tấn ure cho những cánh đồng Việt Nam, giúp nhà nước tiết kiệm hàng tỷ đô la từ việc nhập khẩu phân bón.

Dự báo 2019 là một năm đầy thách thức khó khăn, vậy Đạm Cà Mau đã làm gì để sẵn sàng ứng phó và tiếp tục là bạn đồng hành quan trọng của người nông dân Việt?

Về đích sớm năm bản lề 2018 – Tạo tiền đề cho sự phát triển

Năm 2018 được xem là năm tương đối thuận lợi cho ngành phân bón, nổi bật nhất là giá phân bón tăng mạnh so với cùng kỳ đặc biệt giá urê đạt đỉnh cao 340 USD/tấn vào tháng 10/2018, mức cao kỷ lục kể từ năm 2015. Tuy nhiên, đối với PVCFC đó là cơ hội để tăng cường tích lũy nguồn lực để sẵn sàng đối mặt với những khó khăn như nguồn khí và chất lượng khí suy giảm, chi phí nguyên liệu tăng theo giá dầu, tỷ giá biến động, tăng chi phí sản xuất kinh doanh…

Trước bối cảnh đó, Công ty đã chủ động đề ra nhiều giải pháp trong kinh doanh, phát triển hệ thống phân phối, tối ưu hóa trong sản xuất, đưa ra nhiều sáng kiến cải tiến nhằm hoàn thành tất cả các chỉ tiêu được giao. Kết quả, Công ty đạt sản lượng sản xuất 812.000 tấn, đạt 108% kế hoạch, sản lượng tiêu thụ đạt 944.000 tấn. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 6.880 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 706 tỷ đồng, tương ứng vượt 25% và 3% so với kế hoạch.

Kết quả xuất kinh doanh năm 2018 đã chứng minh nỗ lực của Đạm Cà Mau trước những biến động lớn trên thị trường. Quan trọng hơn, việc liên tục sản xuất kinh doanh vượt kế hoạch đề ra và cơ cấu, tỷ trọng đóng góp của từng mảng hoạt động vào lợi nhuận hợp nhất đã khẳng định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Vận hành tối đa, phát triển thị trường và nghiên cứu các dòng sản phẩm mới

Trước hết, phải kể đến việc Nhà máy Đạm Cà Mau luôn làm chủ công nghệ, vận hành tuyệt đối an toàn, phát huy công suất tối ưu. Năm 2018, Nhà máy Đạm Cà Mau đạt công suất trung bình 103% so với thiết kế (công suất tối đa là 110%) góp phần quan trọng hoàn thành chỉ tiêu sản xuất năm 2018 sớm hơn 28 ngày so với kế hoạch.

Không chỉ tập trung sản xuất, Đạm Cà Mau còn chú trọng đến chính sách kinh doanh hợp lý và chiến lược marketing khác biệt, gắn việc tiêu thụ sản phẩm với cung cấp kiến thức sử dụng khoa học, hợp lý hiệu quả cho bà con nông dân, làm bật lên ưu thế về đặc tính sản phẩm, do đó bộ sản phẩm của Đạm Cà Mau đã được bà con nông dân tin tưởng tuyệt đối cho ruộng đồng của mình.

Đối với kênh phân phối, Công ty đã chú trọng ứng dụng các công cụ quản trị hiện đại, dựa trên nền tảng Công nghệ thông tin để mang lại lợi ích ngay trước mắt cho hệ thống để tăng cường tính gắn kết giữa Công ty và hệ thống. Ngoài ra chương trình “trải nghiệm bộ sản phẩm công nghệ cao” dùng cho đối tượng khách hàng nông dân, chăm sóc đến tận người dùng cuối cùng trong chuỗi cung ứng, giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng đến gần nhau hơn.   

Nhờ vậy, thương hiệu Đạm Cà Mau – Hạt Ngọc Mùa Vàng tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt tại thị trường mục tiêu về cả thị phần và giá. Với lợi thế về mặt thị trường (tận dụng chi phí vận chuyển hợp lý), Đạm Cà Mau đang chiếm xấp xỉ 58% thị phần khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đứng top đầu trong các thương hiệu phân bón được người tiêu dùng bình chọn. 

Sản phẩm phân bón trong nước hiện vận hành theo cơ chế thị trường, phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có tình hình thời tiết, mùa vụ, cung cầu, cạnh tranh từ thị trường quốc tế… Đạm Cà Mau rất phù hợp với tập quán bón phân bằng máy bón phân nên luôn là lựa chọn số 1 bà con nông dân tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong thời gian dài, tại tất cả các thị trường giá bán Đạm Cà Mau luôn cao hơn so với đạm hạt trong thể hiện sự đánh giá cao hơn về thương hiệu và giá trị của sản phẩm do Đạm Cà Mau mang lại.

Đạm Cà Mau còn là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong việc thâm nhập, tạo ảnh hưởng lên thị trường nước ngoài. Đạm Cà Mau hiện chiếm 38% thị phần ure tại Campuchia. Các lô hàng nhập khẩu ure chủ yếu xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Campuchia theo đơn đặt hàng, góp phần duy trì thị phần và thiết lập chỗ đứng của Đạm Cà Mau ở thị trường nước bạn, tạo đà cho các sản phẩm khác thâm nhập sâu hơn thị trường này.

Không dừng lại ở sản phẩm truyền thống, PVCFC tiếp tục nhất quán với chiến lược phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại của Nhà máy Đạm Cà Mau. Bên cạnh các sản phẩm có nguồn gốc từ ure như N46.Plus và N.Humate với các đặc tính nổi trội đã dành được chỗ đứng trên thị trường. Đạm Cà Mau còn tập trung vào các dự án đầu tư sản xuất phân bón phức hợp từ urê nóng chảy công suất 300.000 tấn/năm và dự án Cảng nhập nguyên liệu công suất 500.000 tấn. Khởi công vào tháng 11/2017, dự án NPK đang trong giai đoạn lắp đặt chuẩn bị chạy thử, dự kiến vận hành vào quý II/2019, vượt tiến độ hơn 1 tháng so với kế hoạch đề ra.

Nỗ lực cùng với các cơ quan chủ quản tìm giải pháp lâu dài, bền vững

PVCFC hiểu rõ những thuận lợi và kết quả của năm 2018 không phải là con số tịnh tiến. 2019 được nhận định là một năm đầy khó khăn thử thách đối với PVCFC khi nguồn khí giảm, thời tiết bất thường do chu kỳ lặp lại của hiện tượng El Niño dẫn đến khô hạn và xâm mặn trên diện rộng. Trong bối cảnh đó, PVCFC đặt nhiệm vụ tiếp tục vận hành Nhà máy hiệu quả, an toàn, ổn định tối ưu công suất trong điều kiện thiếu khí. Triển khai nhanh đưa vào sử dụng các chương trình tối ưu hóa và tiết kiệm năng lượng nâng cao hiệu quả sản xuất, dự án Permeate gas, tận dụng nguồn khí giá rẻ để tối ưu hóa năng lượng, hàng năm mang lại lợi ích trên 50 tỷ đồng cho công ty bước đầu đã phát huy hiệu quả bởi đội ngũ kỹ sư nhà máy Đạm Cà Mau.

Công ty sẽ đưa nhà máy NPK Cà Mau vào vận hành ổn định, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo công bố, tập trung đẩy mạnh tự doanh và xây dựng, tối ưu hệ thống phân phối, chuẩn bị và phát triển cho thị trường sản phẩm NPK đảm bảo hiệu quả.

Bên cạnh các sản phẩm có thế mạnh truyền thống, PVCFC tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, phù hợp với lợi thế cạnh tranh của Công ty.

Ngoài các giải pháp từ nội lực, Ban lãnh đạo công ty đã cùng với các cơ quan chủ quản là Tập đoàn Dầu khí và các bộ, ngành tìm giải pháp tối ưu nhất trong bài toán về nguồn khí, giá khí, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; tiếp tục kiến nghị các co quan nhà nước có sự hỗ trợ đối với phân bón nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước.

Đạm Cà Mau tin tưởng rằng 2019 sẽ là một năm “vững tin vượt sóng” để tiếp nối thành công.

Chưa có căn cứ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với mặt hàng phân đạm
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) vừa có báo cáo tới Bộ trưởng Bộ Công thương việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cho mặt...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư