-
Luật không đi vào cuộc sống, phải sớm thay đổi tư duy xây dựng luật pháp -
Gần 31,4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
TP.HCM dự kiến giảm 8 sở và 5 cơ quan hành chính -
Dự báo năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục hơn 7,2 tỷ USD -
Thu ngân sách TP.HCM vượt chỉ tiêu, tạo đà tăng trưởng cho năm 2025 -
Phân công các Phó thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành
Theo phân tích từ kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Việt Nam vẫn còn ở thời kỳ dân số vàng và những chính sách ban hành kịp thời sẽ giúp Việt Nam tận dụng được cơ cấu dân số này. |
Cụ thể, theo kết quả sơ bộ, tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2019 (thời điểm bắt đầu thực hiện tổng điều tra) đã đạt 96.208.984 người. Trong đó, dân số nam là hơn 47,8 triệu người (chiếm 49,8%) và dân số nữ là hơn 48,3 triệu người (chiếm 50,2%).
Với số dân này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. So với năm 2009, vị trí của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á giữ nguyên và giảm 2 bậc so với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Sau 10 năm từ năm 2009, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người, tỷ lệ tăng bình quân là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 10 năm trước (1,18%/năm).
Kết quả tổng điều tra cũng cho thấy, Việt Nam đang có mật độ dân số cao với mức 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009. Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng là 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2. Trong 10 năm qua, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương là nguyên nhân chính làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Năm 2019, có hơn 33 triệu người sống ở khu vực thành thị (chiếm 34,4%), ở khu vực nông thôn là hơn 63,1 triệu người (chiếm 65,6%).
Tại thời điểm tổng điều tra, cả nước có hơn 26,8 triệu hộ dân cư, tăng 4,4 triệu hộ so với năm 2009. Bình quân mỗi hộ có 3,5 người, thấp hơn 0,3 người so với năm 2009. Hầu hết hộ dân đều đang sống trong nhà kiên cố hoặc bán kiên cố (93,1%). Diện tích nhà ở bình quân là 23,5m2/người, cao hơn 6,8m2/người so với 10 năm trước, tuy nhiên vẫn còn khoảng 4.800 hộ không có nhà ở.
Kết quả sơ bộ Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, tỷ số giới tính là 99,1 nam/100 nữ. Trong đó, tỷ số giới tính khu vực thành thị là 96,5 nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 100,5 nam/100 nữ.
Cả nước hiện có khoảng 91,7% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông đang đi học. Trong vòng 20 năm qua, tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện không đi học (chưa bao giờ đi học hoặc đã thôi học) giảm đáng kể, từ 20,9% năm 1999 xuống còn 16,4% năm 2009 và đạt 8,3% năm 2019.
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học hiện không đi học ở khu vực nông thôn cao gấp 1,7 lần so với khu vực thành thị, tương ứng là 9,5% và 5,7%. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long là các vùng có tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học hiện không đi học cao nhất cả nước, tỷ lệ của mỗi vùng này là 13,3%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học không đi học ở vùng Đồng bằng sông Hồng thấp nhất, chiếm 3,2%.
Tỷ lệ không đi học của dân số nữ thấp hơn dân số nam, tương ứng là 7,5% và 9,2%. Tình trạng này tương tự như năm 2009 nhưng hoàn toàn trái ngược so với cách đây 20 năm.
Năm 1999, tỷ lệ dân số nữ trong độ tuổi đi học phổ thông hiện không đi học là 23,5%, cao hơn tỷ lệ dân số nam trong độ tuổi đi học phổ thông hiện không đi học 5 điểm phần trăm và cao gấp ba lần tỷ lệ này của nữ trong năm 2019. Điều này cho thấy những nỗ lực của Việt Nam trong nhiều năm qua nhằm tăng cường bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục được thực hiện rất thành công….
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là một trong 3 cuộc tổng điều tra lớn nhất theo quy định của pháp luật về thống kê và được tiến hành 10 năm một lần. Kết quả tổng điều tra là nguồn thông tin chủ yếu, tin cậy về tình hình dân số, nhân khẩu học, tình hình nhà ở, dân cư, đáp ứng mục tiêu thống kê, phục vụ nhu cầu thông tin của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các địa phương nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, chiến lược, chính sách về kinh tế-xã hội nói chung, đặc biệt về dân số và nhà ở.
Phó thủ tướng cũng đánh giá cao lần đầu tiên áp dụng triệt để công nghệ thông tin vào điều tra dân số. Với cách làm này, dữ liệu có thể cập nhật hằng năm và 10 năm sau có thể không cần tổ chức cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở, hạn chế tốn kém thời gian và kinh phí.
Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, tuy là kết quả sơ bộ nhưng các số liệu được công bố tại hội nghị này là số liệu chính thức. Công việc tiếp theo là phân tích, đánh giá chi tiết số liệu để đưa ra báo cáo chính thức và sẽ công bố báo cáo này vào tháng 12/2019.
Theo Phó thủ tướng, Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, do đó, việc ban hành cơ chế chính sách kịp thời sẽ tận dụng được cơ cấu dân số này với mục tiêu đẩy mạnh ưu tiên quan tâm đến những người thu nhập thấp, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Nhìn ở góc độ kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương cho biết, quy mô nền kinh tế năm 2018 theo giá hiện hành đạt 5.542,3 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người tương đương 2.590 USD, tăng hơn hai lần so với năm 2009. Tăng trưởng kinh tế đã giúp cải thiện tình hình việc làm, nâng cao mức sống dân cư, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, di cư tới các khu đô thị và khu công nghiệp, đồng thời đặt ra nỗ lực xử lý vấn đề nhà ở, việc làm bền vững, bảo vệ môi trường,….
Do đó, theo Bộ trưởng, việc thực hiện tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 nhằm mục tiêu tiếp tục cung cấp thông tin toàn diện về tình hình dân số, các đặc điểm về nhân khẩu học, tình hình lao động việc làm, điều kiện sống của dân cư,… phục vụ đánh giá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm qua và là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, cũng như nhiều chính sách liên quan đến người dân….
Đánh giá cao năng lực ấn tượng của Việt Nam trong tổng điều tra dân số và nhà ở, bà Astrid Bant, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, những số liệu chính xác từ cuộc tổng điều tra dân số lần thứ 5 này sẽ là công cụ để Việt Nam thực hiện thắng lợi Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Bà Astrid lấy ví dụ sau 10 năm, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người với tỷ lệ tăng bình quân là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 10 năm trước (1,18%/năm) cho thấy, Việt Nam vẫn sẽ duy trì thời kỳ dân số vàng được lâu hơn nữa.
Bà Astrid cũng khuyến cáo, các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị của Việt Nam cần đầu tư thêm vào công tác nghiên cứu và sử dụng hiệu quả những dữ liệu từ tổng điều tra nhằm thực hiện thắng lợi hơn nữa các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội thời gian tới.
-
TP.HCM dự kiến giảm 8 sở và 5 cơ quan hành chính -
Dự báo năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục hơn 7,2 tỷ USD -
Thu ngân sách TP.HCM vượt chỉ tiêu, tạo đà tăng trưởng cho năm 2025 -
Phân công các Phó thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành -
Năm 2024, thu ngân sách TP.HCM đạt 502.000 tỷ đồng, góp 27% tổng thu cả nước -
Tinh gọn bộ máy và cơ hội lớn cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
Năm 2024, GRDP Quảng Nam ước tăng trưởng 7,1%
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/12 -
2 TP.HCM gỡ vướng thêm 5 dự án bất động sản, dự kiến thu trên 18.000 tỷ đồng -
3 Hé lộ nhà thầu thi công siêu cầu dây văng Đại Ngãi 1 trị giá 3.900 tỷ đồng -
4 Tinh gọn bộ máy và cơ hội lớn cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
5 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 1: Thời khắc lịch sử và khát vọng mang tên “5 giờ 30 phút”
- Lợi nhuận hấp dẫn, giới đầu tư "săn" căn hộ cho thuê
- Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô