
-
Thông tin về sáp nhập, tinh gọn bộ máy được tìm kiếm nhiều nhất
-
iPhone Fold: Bản lề siêu bền, màn hình phẳng hơn
-
VNG tăng trưởng doanh thu 22%, đạt hơn 9.200 tỷ đồng
-
VNPT cung cấp gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps
-
iOS 18.4 có gì mới? -
Trải nghiệm tiện lợi, nhanh chóng với dịch vụ công trực tuyến tại cửa hàng MobiFone
![]() |
Thông tư 47 của Bộ TT&TT quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ CNTT sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2017 (Ảnh minh họa. Việt Hải) |
Thông tư 47 quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ CNTT sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn ký ban hành.
Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2017, Thông tư 47 thay thế cho Thông tư 01/2014/TT-BTTTT ngày 20/2/2014 của Bộ trưởng Bộ TT&TT quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm các sản phẩm, dịch vụ CNTT sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Thông tư này được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (gọi chung là các cơ quan, tổ chức). Bộ TT&TT khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp không thuộc đối tượng nêu trên áp dụng các quy định trong Thông tư 47 khi đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ CNTT.
Thông tư 47 quy định, việc ưu tiên được áp dụng trong các trường hợp đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và việc việc đầu tư, mua sắm này không nhằm mục đích thương mại, cụ thể gồm: Mua sắm tài sản và mua sắm khác nhằm duy trì hoạt động thường xuyên; Mua sắm, đầu tư trong các dự án đầu tư; Các hoạt động khác có hạng mục đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ CNTT.
Thông tư 47 cũng nêu rõ, sản phẩm, dịch vụ CNTT sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, mua sắm sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (gọi tắt là sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên) khi: sản phẩm, dịch vụ thuộc Danh mục sản phẩm, dịch vụ CNTT sản xuất trong nước được ưu tiên khi đầu tư, mua sắm theo quy định tại Thông tư này; đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư này; và sản phẩm, dịch vụ được công bố theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Cụ thể, Danh mục sản phẩm, dịch vụ CNTT sản xuất trong nước được ưu tiên khi đầu tư, mua sắm trong các cơ quan, tổ chức nhà nước được ban hành kèm theo Thông tư 47, bao gồm 91 sản phẩm, dịch vụ thuộc 18 nhóm: Nhóm sản phẩm máy tính, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi; Nhóm sản phẩm thiết bị thông tin viễn thông, điện tử đa phương tiện; Nhóm phần mềm ứng dụng; Nhóm phần mềm tiện ích; Nhóm sản phẩm nội dung số; Nhóm dịch vụ điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường về CNTT; Nhóm dịch vụ tư vấn về CNTT; Nhóm dịch vụ tích hợp hệ thống, quản lý ứng dụng; Nhóm dịch vụ thiết kế, duy trì trang, cổng thông tin điện tử; Nhóm dịch vụ lắp đặt, bảo hành, bảo trì, nâng cấp về CNTT; Nhóm dịch vụ cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ, xử lý dữ liệu và khai thác cơ sở dữ liệu; Nhóm dịch vụ cho thuê, chia sẻ tài nguyên CNTT; Nhóm dịch vụ đào tạo CNTT; Nhóm dịch vụ phần cứng; Nhóm dịch vụ phần mềm; Nhóm dịch vụ nội dung số; Nhóm dịch vụ an toàn thông tin mạng; và Nhóm dịch vụ CNTT khác.
Danh mục nêu trên sẽ được cập nhật, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn phát triển.
Cùng với việc phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể đối với từ loại sản phẩm, dịch vụ (Sản phẩm phần cứng, điện tử; Sản phẩm phần mềm; Sản phẩm nội dung số; dịch vụ CNTT), các sản phẩm, dịch vụ CNTT sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, mua sắm cũng phải đáp ứng các tiêu chí chung gồm: đã được đăng ký thương hiệu và được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc đã đăng ký và hoàn tất các yêu cầu, điều kiện để cung cấp sản phẩm, dịch vụ (nếu có) theo quy định của pháp luật Việt Nam; có tài liệu kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt; có thông báo rõ ràng các điều khoản cam kết về bảo hành, trách nhiệm của nhà cung cấp, chính sách hậu mãi.
Bên cạnh đó, Thông tư 47 của Bộ TT&TT cũng hướng dẫn cụ thể về thủ tục công bố thông tin sản phẩm, dịch vụ CNTT được ưu tiên; đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên trong trường hợp có yêu cầu kỹ thuật đặc thù.
Vụ CNTT - Bộ TT&TT là đơn vị có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hướng dẫn thực hiện Thông tư 47; Tổ chức, đánh giá sản phẩm, dịch vụ CNTT, trình Bộ trưởng xem xét, cập nhật, bổ sung Danh mục; Tổng hợp tình hình thực hiện các quy định tại Thông tư 47 để trình Bộ trưởng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

-
Người dùng ChatGPT tăng kỷ lục nhờ trào lưu tạo ảnh Ghibli -
Phát hiện gần 1.200 trang web giả mạo thương hiệu doanh nghiệp Việt -
iPhone 17 Air siêu mỏng nhưng đánh đổi nhiều tính năng -
Doanh nghiệp mất 10 năm để tham gia vào chuỗi cung ứng của Intel -
Cú hích SpaceX trên thị trường viễn thông Việt Nam -
VNPT cung cấp gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps -
iOS 18.4 có gì mới?
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort