
-
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng
-
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công
-
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử”
-
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép -
Công bố các sản phẩm, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu trên Cổng 57
5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 2 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai dù chỉ chiếm 5,5% tổng diện tích cả nước và 26,7% dân số, nhưng lại đóng góp tới 52,6% GDP quốc gia, 71,4% tổng thu ngân sách và 49,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năng suất lao động bình quân của 7 tỉnh, thành phố này bằng 3,3 lần năng suất bình quân 56 tỉnh còn lại. Cường độ hoạt động kinh tế (GDP/diện tích) bằng 19 lần cường độ các địa phương khác, trong khi cường độ thu ngân sách bằng 42,7 lần…
“Những con số này cho thấy, quản lý đô thị phải khác với quản lý vùng nông thôn và quản lý đô thị là quản lý động lực phát triển kinh tế của quốc gia”, ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phân tích và cho rằng, xây dựng smart city đang trở nên cấp bách, không chỉ xuất phát từ vai trò trọng yếu của các đô thị đối với phát triển kinh tế, xã hội cả nước, mà còn vì những vấn đề lớn đang nảy sinh tại các đô thị như dân số tăng, kéo theo áp lực về môi trường, giao thông, y tế, nhà ở. Hạ tầng lạc hậu, quá tải, không đáp ứng được sự phát triển. Bên cạnh đó, cạnh tranh kinh tế giữa các đô thị, các vùng tăng, đòi hỏi của người dân về chất lượng cuộc sống tăng.
“Những thành phố lớn có vai trò trọng điểm trong nền kinh tế cần đi trước để tạo sức bật, tạo đà "nâng đỡ" các địa phương khác. Hơn nữa, đây cũng là những thành phố chịu áp lực nhiều mặt, nên độ sẵn sàng và sẵn lòng triển khai smart city cũng cao hơn”, ông Nguyễn Thiện Nhân nói tại buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông vào cuối tuần qua.
Cùng với đó, ông Nguyễn Thiện Nhân cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông cần quyết liệt chỉ đạo xây dựng chính phủ điện tử, đây là nền tảng để đi tiếp, tiến tới chính phủ thông minh và xã hội thông minh.
Trên thực tế, việc xây dựng smart city đã được triển khai tại một số thành phố của Việt Nam. Hiện VNPT đang xúc tiến xây dựng smart city tại Phú Quốc (Kiên Giang), TP.HCM, TP. Cần Thơ và Đà Nẵng, Bình Dương cũng đang từng bước triển khai xây dựng smart city.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn khẳng định, trong thời gian tới, Bộ sẽ thực hiện đánh giá một cách đầy đủ tình hình ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay tại các thành phố lớn, nhất là những nơi có nhu cầu xây dựng đô thị thông minh; xây dựng tiêu chuẩn khung smart city; tình hình ứng dụng CNTT ở Việt Nam nói chung và tại các thành phố đáp ứng đến đâu cho việc xây dựng smart city? hiện trạng này cần phải được cải thiện như thế nào để đáp ứng được?
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng, Chính phủ cần đặt hàng các doanh nghiệp CNTT lớn của ngành như VNPT, Viettel, FPT, MobiFone... đầu tư sớm cho công nghệ smart city, để khi cần có thể đáp ứng được ngay những tiêu chí cũng như yêu cầu năng lực của chính quyền các thành phố khi lựa chọn đối tác xây dựng smart city; Sớm triển khai xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu dùng chung của quốc gia cũng như của các tỉnh, thành phố với cơ chế kết nối thuận tiện, rõ ràng.
“Cùng với xây dựng các smart city thì cũng cần phải tính đến xây dựng bộ, ngành, chính quyền thông minh để vận hành, phối hợp tương ứng. Từ đó tiến tới xây dựng Việt Nam có nhiều smart city để trở thành quốc gia thông minh”, Bộ trưởng khẳng định.
Có thể thấy rằng, smart city đang là xu hướng toàn cầu, được chính phủ các nước đầu tư mạnh tay để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tăng hiệu quả hoạt động và giảm chi phí, giảm thiểu tác động môi trường…
Trong buổi làm việc mới đây với VNPT, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị tập đoàn này cần chú trọng xây dựng các smart city, đưa Việt Nam bắt kịp với xu hướng của thế giới. Đây không chỉ là vấn đề kinh doanh, mà còn là trách nhiệm của VNPT đối với sự phát triển của đất nước.
Ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT cho biết, hiện VNPT đang hợp tác với Microsoft về công nghệ smart city. VNPT tự tin sẽ hiện thực hóa mục tiêu trở thành smart city năm 2025 của TP.HCM, Phú Quốc. Trước mắt, trong 5 năm tới, VNPT sẽ tập trung thực hiện các chương trình giao thông thông minh, y tế thông minh, giám sát môi trường thông minh để giải quyết các hạn chế, bức xúc của người dân như tình trạng kẹt xe, ngập nước, y tế… Sau đó, trong các năm tiếp theo, tùy nhu cầu của các thành phố mà thực hiện các bước để thành phố ngày càng thông minh hơn.

-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công -
Đưa thể chế thành cầu nối lan tỏa đến các nhà khoa học và doanh nghiệp -
Kế hoạch triển khai Phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" -
Thúc đẩy kinh tế báo chí: Điểm mới trong dự thảo Luật Báo chí sửa đổi -
Doanh nghiệp công nghệ kỳ vọng cao vào Nghị quyết 68-NQ/TW -
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử” -
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi): Ưu đãi vượt trội cho khoa học - công nghệ
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu