
-
Thị trường bưu chính, chuyển phát: Doanh thu dày, lợi nhuận mỏng
-
Người Việt thuộc top 3 thế giới về mức độ tin tưởng AI
-
Sáng tạo không giới hạn với mô hình sàn diễn thời trang số
-
Giải pháp số thông minh từ VNPT giúp hộ kinh doanh Việt bứt phá -
Từ 1/9, hơn 3.300 Bưu điện xã bắt đầu đi vào hoạt động
Khối băng tần B1-B1' và B3-B3' đều có giá khởi điểm hơn 1.955 tỷ đồng, được quy hoạch để triển khai hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn IMT-Advanced (4G) và các phiên bản tiếp theo. Thời hạn của giấy phép sử dụng băng tần là 15 năm.
Doanh nghiệp đã trúng giá khối băng tần B2-B2’ (713-723 MHz và 768-778 MHz) không được tham gia đấu giá 2 khối này. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải tuân thủ nghĩa vụ tài chính, như đặt cọc trước theo quy định là 100 tỷ đồng.
Phiên đấu giá sẽ được tổ chức theo hình thức bỏ phiếu trực tiếp, mỗi bước giá 20 tỷ đồng. Các doanh nghiệp có 30 ngày nộp hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện tham gia.
B1-B1' và B3-B3' thuộc nhóm băng tần thấp, được sử dụng để triển khai truyền hình tương tự (analog) trước khi dịch vụ này ngừng hoạt động năm 2020. Hai khối hiện được quy hoạch cho hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn IMT-Advanced.
Về mặt kỹ thuật, bán kính phủ sóng trên khối băng tần này gấp 1,8 lần so với khối 1.800 MHz, nhà mạng sở hữu nhờ đó tiết kiệm được chi phí triển khai, cải thiện chất lượng mạng lưới.
![]() |
Phiên đấu giá băng tần B2-B2' ngày 20/5/2025. |
Nếu có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất, doanh nghiệp đấu giá phải cam kết, trong hai năm từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần, triển khai mới tối thiểu 2.000 trạm phát sóng di động. Trong số đó, ít nhất 650 trạm phục vụ phủ sóng khu vực biển, đảo.
Dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng hai khối băng tần B1-B1' và B3-B3' phải chính thức phát sóng muộn nhất 12 tháng từ ngày được cấp giấy phép. Khi đó, doanh nghiệp triển khai tối thiểu 30% số trạm phát sóng đã cam kết trong hai năm đầu. Họ cũng phải phủ sóng dịch vụ di động tại 100% tuyến đường bộ cao tốc đầu tư trước năm 2030.
Ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện nhấn mạnh: "Việc đấu giá và sớm đưa vào khai thác băng tần 700MHz là một trong những giải pháp cụ thể nhằm triển khai hiệu quả các chủ trương, định hướng lớn của Đảng, đặc biệt là hiện thực hóa mục tiêu về 'Phát triển hạ tầng số' được nêu rõ trong Nghị quyết số 57-NQ/TW". Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục nỗ lực tối ưu hóa nguồn tài nguyên tần số, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành viễn thông và công cuộc chuyển đổi số quốc gia, hướng tới một Việt Nam số hùng cường".
Trước đó, ngày 20/5/2025, phiên đấu giá lại khối băng tần B2-B2’ (713-723 MHz và 768-778 MHz) được tổ chức với sự tham gia của Viettel và VNPT, Viettel đã trúng đấu giá băng tần “kim cương” này.
Hồi tháng 3/2024, Viettel đã tham gia đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần 2500 - 2600 MHz trong vòng 15 năm tới với mức giá 7.533 tỷ đồng. Như vậy, Viettel đang ở thế thượng phong khi có được 2 khối băng tần tốt nhất hiện nay.
Băng tần 694-806 MHz (thường gọi là băng tần 700MHz) từ năm 2015 được Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) phân bổ dành cho dịch vụ di động. Với lợi thế vùng phủ sóng rộng hơn, băng tần 700 MHz được coi là “kim cương”, có giá trị thương mại rất cao. So với các băng tần 900 MHz, 1800 MHz hay 2100 MHz, băng tần 700 MHz có ưu điểm vượt trội về khả năng truyền sóng, giúp nhà mạng mở rộng vùng phủ sóng ở cả khu vực nông thôn và miền núi.
Băng tần 700 MHz có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển mạng 4G, 5G, giúp nhà mạng tiết kiệm chi phí đầu tư hơn, từ đó có thể cung cấp được dịch vụ giá rẻ hơn cho người dùng.
-
Đấu giá lại 2 khối băng tần "kim cương" dành cho 4G, 5G -
Từ 1/9, hơn 3.300 Bưu điện xã bắt đầu đi vào hoạt động -
Blockchain và Trung tâm Tài chính quốc tế: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp Việt -
Chặn, gỡ gần 5.300 nội dung xấu độc trên Facebook, Youtube, TikTok -
Phủ sóng 5G sâu rộng trên toàn quốc là nhiệm vụ cấp bách -
Thúc đẩy thành lập thêm 6 khu công nghệ số tập trung -
Tháo gỡ kịp thời các điểm nghẽn phục vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển