
-
Bình Định đặt kỳ vọng tăng thu ngân sách từ Dự án Nhà máy Kurz Việt Nam
-
TP.HCM kiến nghị áp dụng cơ chế mua bán linh hoạt điện mặt trời mái nhà
-
Công bố Quy hoạch tỉnh Bến Tre: Biến khát vọng “Đồng Khởi mới” thành hiện thực
-
Quảng Ngãi hình thành hai trung tâm động lực tăng trưởng
-
Nhà ga Sân bay Long Thành đang hình thành rõ nét -
Sáu vùng không gian kinh tế tạo động lực cho Quảng Ngãi
![]() |
Đề án xây dựng Khu trung chuyển hàng hóa sẽ được sớm trình Chính phủ. Ảnh minh họa: Nguồn Internet. |
Tại buổi làm việc giữa các đơn vị của Bộ Công Thương và UBND tỉnh Lạng Sơn về việc thành lập Khu trung chuyển hàng hóa đầu tiên của Việt Nam tại Lạng Sơn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nêu rõ tác dụng của Khu trung chuyển hàng hóa, do đó cần tính các phương án điều chỉnh Đề án bằng cách giảm bớt quy mô đầu tư, lộ trình, giảm kinh phí, nguồn lực để các nhà đầu tư có thêm cơ hội tham gia.
Theo đó, tỉnh Lạng Sơn phải là đơn vị đi đầu thể hiện quyết tâm cao trong việc hình thành Khu trung chuyển hàng hóa. Các Bộ, ngành chủ yếu phối hợp về mặt chính sách. Bộ Công Thương sẽ sớm có Đề án cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp nhằm triển khai thực hiện hiệu quả, hỗ trợ địa phương một cách tốt nhất.
Theo đại diện UBND tỉnh Lạng Sơn, từ năm 2009, UBND tỉnh Lạng Sơn đã phê duyệt quy hoạch Khu trung chuyển hàng hóa thuộc 2 xã Thụy Hùng và Phú Xá, huyện Cao Lộc. Với tổng diện tích trên 143 ha, với hơn 80% diện tích là đồi. Khu này cách thành phố Lạng Sơn 10 km, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Cốc Nam 5 km, cách cửa khẩu Bảo Lâm 15 km, cách cửa khẩu Tân Thanh 16 km, cách ga quốc tế Đồng Đăng 2 km và cách Chi Ma 50 km.
Theo Quyết định số 1682/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Khu trung chuyển hàng hóa thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn (giai đoạn 1), hiện Chủ đầu tư của Dự án là Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn với tổng mức đầu tư là 986 tỷ đồng.
Theo khẳng định của lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, thực tế, trong những năm qua, mật độ hàng hóa đi qua các cửa khẩu Lạng Sơn rất lớn, bình quân 1.200 xe/ngày. Sau khi hoàn thiện và đi vào sử dụng, Khu trung chuyển hàng hóa sẽ giải quyết một cách hiệu quả tình trạng ách tắc hàng hóa như hiện nay, đồng thời giúp thương nhân Trung Quốc có thể trực tiếp sang Việt Nam tìm hiểu, trao đổi thị trường và ngược lại.
Hiện nay, lượng hàng hóa, nông sản đi qua các cửa khẩu Lạng Sơn rất lớn. Gần 100% dưa hấu và khoảng 2/3 lượng vải xuất khẩu chủ yếu được vận chuyển qua các cửa khẩu của Lạng Sơn. Khu trung chuyển hàng hóa sẽ có vai trò không chỉ trong việc giải quyết ách tắc hàng hóa của các nước ASEAN, mà còn là khu vực để đóng gói, bảo quản và đặc biệt là đàm phán giá.
-
Công bố Quy hoạch tỉnh Bến Tre: Biến khát vọng “Đồng Khởi mới” thành hiện thực -
Quảng Ngãi hình thành hai trung tâm động lực tăng trưởng -
Nhà ga Sân bay Long Thành đang hình thành rõ nét -
Sáu vùng không gian kinh tế tạo động lực cho Quảng Ngãi -
Đề xuất đầu tư Dự án Nhà máy nước Dung Quất 2 -
Quảng Ngãi được quy hoạch 2 tuyến cao tốc nối Quảng Nam và Kon Tum -
Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển toàn diện với 4 vùng chức năng, 3 trục động lực
-
1 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
-
2 “Bà trùm” Trương Mỹ Lan phù phép rút ruột cả triệu tỷ đồng từ SCB - Bài 5: Những thùng xốp chứa hàng triệu USD bẻ cong sự thật
-
3 Các tỉnh phía Nam đón “sóng” đầu tư mới từ Hoa Kỳ
-
4 Bức tranh đầu tư bất động sản dần sáng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/12
-
Chuẩn EU-GMP giúp doanh nghiệp dược có lợi thế xuất khẩu
-
Ra mắt GROHE SPA tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương: Trải nghiệm sức mạnh chữa lành của nước
-
HRC Hòa Phát đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn khắt khe của thế giới
-
Nutifood chính thức ký kết tài trợ Cầu đi bộ qua Sông Sài Gòn
-
Giải golf ngành nhôm - kính - cửa toàn quốc năm 2023 thành công rực rỡ
-
EVN NPT tìm kiếm gần 5.000 tỷ đồng cho 13 dự án truyền tải điện