-
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa -
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ
Các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái nhà. Ảnh: Bildagentur |
Theo thông báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) hôm 25/5, đầu tư toàn cầu vào năng lượng mặt trời dự kiến lần đầu tiên vượt mặt sản xuất dầu trong năm nay.
Theo đó, năng lượng mặt trời sẽ nhận được mức đầu tư khủng, đạt 380 tỷ USD trong năm 2023, trong khi việc thăm dò và khai thác dầu ở mức 370 tỷ USD.
Ưu tiên cho năng lượng tái tạo
Theo thống kê, đầu tư hàng năm vào năng lượng sạch nói chung dự kiến sẽ đạt mức 1,7 nghìn tỷ USD trong năm 2023, tăng 25% so với năm 2021.
Theo Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol, năng lượng sạch đang có xu hướng phát triển nhanh chóng - nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ của nhiều người.
Hiện tỷ lệ đầu tư đang là 1:1,7 - có nghĩa là cứ 1 USD đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch thì sẽ có khoảng 1,7 USD phục vụ cho năng lượng sạch. Trong khi tỷ lệ này 5 năm trước chỉ nằm ở mức 1:1.
Đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch vẫn chưa giảm nhiệt
Mặc dù năng lượng tái tạo nhận được các khoản đầu tư ngày một lớn, theo IEA cảnh báo, đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch vẫn đang tăng lên - trong khi nó đáng lẽ ra phải giảm mạnh để có thể đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như các quốc gia mong muốn.
Theo Cơ quan giám sát năng lượng có trụ sở tại Paris cho hay, chi tiêu cho nhiên liệu hóa thạch đã tăng 15% kể từ năm 2021 và dự kiến sẽ tăng thêm 7% trong năm nay. Phần lớn do một số công ty dầu khí ở Trung Đông đầu tư nhiều hơn sau khi đại dịch được lắng xuống.
IEA cũng cho biết hiện các nền kinh tế lớn, trong đó có Trung Quốc, đang chiếm hơn 90% đầu tư vào năng lượng tái tạo, điều này có thể gây ra “vấn đề nghiêm trọng trong phân chia năng lượng toàn cầu” khi việc chuyển đổi này chỉ diễn ra ở một số nước và khu vực thay vì tất cả mọi quốc gia.
Các nhà khoa học hiện nay đều đồng ý rằng, các quốc gia cần cắt giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính của nước mình để đạt được các mục tiêu về khí hậu đã cam kết, trong đó chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch được xem là hướng đi bền vững nhất.
-
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Honda và Nissan cân nhắc sáp nhập: Hướng đi tất yếu? -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Fed giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Nhật Bản bổ sung 90 tỷ USD cho gói kích thích kinh tế mới -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up